【bxh vdqg anh】Kiến nghị sửa đổi quy định về thi đua

Báo Cà Mau(CMO) Việc quy định phải có sáng kiến, giải pháp hữu ích, giải pháp công tác… là tiêu chí xét thi đua hằng năm theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP trên thực tế rất khó thực hiện đối với một số trường hợp, chưa tạo được sự công bằng trong công tác thi đua, khen thưởng.

Cụ thể như, trong trường hợp cơ quan, đơn vị có số đông cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thường thì những công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động có rất ít cơ hội để được xét đề nghị công nhận danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Vì vị trí công tác và kết quả công việc của họ rất khó để so sánh, cạnh tranh với người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Chưa kể một số cơ quan, đơn vị có số nhân viên ít hơn cán bộ lãnh đạo và có những việc, nhiều biểu hiện tế nhị khác trong quan hệ, trong cuộc sống, sinh hoạt… Việc xét thi đua, khen thưởng theo đó cũng bị chi phối.

Những bất cập

Đối với đại biểu dân cử là cán bộ chuyên trách của HĐND các cấp có số lượng ít (theo quy định hiện nay mỗi ban chỉ có từ 1-2 vị, còn lại đều kiêm nhiệm) và các ban của HĐND từ trước đến nay chưa được bố trí vào các cụm, khối thi đua. Cho nên hằng năm, việc xét thi đua cho các cán bộ chuyên trách của HĐND rất khó khăn, thường hay có chuyện “xét đặc cách” vì không có cơ chế.

Ở HĐND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, các trưởng ban chuyên trách của HĐND tỉnh hằng năm đều được xét “đặc cách” công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (vì nếu xét chung với cán bộ, công chức của Văn phòng HĐND tỉnh thì không còn chỉ tiêu). Còn tập thể các ban không có cơ hội được xem xét đề nghị tặng cờ thi đua, dẫn đến thiếu hụt tiêu chuẩn, điều kiện xét khen thưởng thành tích bậc cao theo quy định.

Về công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ gặp số bất cập như: theo quy định, thời gian kiểm điểm đánh giá đối với đảng viên theo Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương và Quyết định 380-QĐ/TU ngày 6/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau “Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trước, đảng viên sau”. Còn theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP thì “Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hằng năm”. Trên thực tế, phải đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau mới có kết quả đánh giá, phân loại của năm trước cho các cán bộ chuyên trách của HĐND tỉnh Cà Mau. Cơ hội để các đối tượng này được xét thi đua - khen thưởng bị vuột mất.

Vấn đề đặt ra là việc áp dụng giữa quy định của pháp luật và quy định của Đảng trong việc đánh giá, phân loại như thế nào để đảm bảo quyền lợi của cán bộ, đảng viên, nhất là khi cán bộ, công chức, viên chức là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý? Khi nào và đối tượng nào thực hiện theo quy định của Đảng? Khi nào và đối tượng nào thực hiện đánh giá, phân loại theo quy định của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ? Nghị định số 56/2015/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cán bộ dân cử hoạt động chuyên trách (về mặt Nhà nước) như đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc này gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các địa phương khi thực hiện.

Đối với Thường trực HĐND, theo quy định tại Khoản 3, Điều 6, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND”.

Như vậy, Thường trực HĐND có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cán bộ dân cử hoạt động chuyên trách không? Nếu không thì cơ quan nào mới có thẩm quyền đánh giá (về mặt Nhà nước)? Cơ chế pháp lý trong vấn đề này còn bị bỏ ngỏ.

Để đánh giá, xét khen thưởng đúng đối tượng và công trạng

Từ những vướng mắc, bất cập như trên, Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu, rà soát lại những văn bản của Trung ương và của tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của các luật, các nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác thi đua, khen thưởng cũng như công tác đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cán bộ dân cử nói riêng. Qua đó, tổng hợp những khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là đối với việc phân loại, đánh giá, xét khen thưởng với cán bộ dân cử và viên chức. Hằng năm, cần lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng chịu tác động để kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót, đánh giá để đánh giá, phân loại, xét khen thưởng đúng đối tượng và công trạng.

Trong trường hợp các văn bản còn nhiều mâu thuẫn, bất cập, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu để có văn bản kịp thời kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung hoặc có văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể để thực hiện cho phù hợp.
Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ Cà Mau sớm bố trí đưa các ban của HĐND tỉnh vào các khối thi đua của tỉnh theo quy định, tạo điều kiện để các ban của HĐND cấp tỉnh tham gia hoạt động các phong trào thi đua.

Nguyễn Sơn Ca

World Cup
上一篇:4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
下一篇:Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai