【đội hình real sociedad】Tái hiện quán cà phê Tâm Đồng

  发布时间:2025-01-25 09:48:56   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Những thập niên đầu của thế kỷ XX, nằm trên một trong những con đường trung tâm của thị trấn C đội hình real sociedad。

Báo Cà Mau(CMO) Những thập niên đầu của thế kỷ XX, nằm trên một trong những con đường trung tâm của thị trấn Cà Mau, Hồng Anh Thư Quán góp phần vào không gian phố phường nhộn nhịp giao thương bằng cách dựng lên cửa hiệu bán các loại sách báo tiến bộ đương thời được xuất bản tại Sài Gòn. Thực chất đây là bình phong cho phong trào dân chủ, là điểm hội họp của nhiều người yêu nước, nơi hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thị trấn Cà Mau - tổ chức chính trị có nhiệm vụ giác ngộ thanh niên yêu nước, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin...

Sau một thời gian hoạt động tích cực, Hồng Anh Thư Quán đã gây ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, tạo tiền đề chính trị cho sự ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản sau này.

Một góc trưng bày tại tầng trệt Hồng Anh Thư Quán.

Với ý nghĩa là ngọn cờ tiên phong trong phong trào cách mạng tại Cà Mau, Hồng Anh Thư Quán được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 4/8/1992. Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị.

Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán hiện toạ lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau, là một căn phố trong dãy phố lầu 2 tầng được thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1900. Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đưa Hồng Anh Thư Quán trở thành một địa chỉ đỏ tiêu biểu cho công tác giáo dục truyền thống, ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan, thời gian qua, trên cơ sở nhận định khoa học về di tích, kết hợp với sự đổi mới tư duy trong công tác quản lý, quán triệt các thông tư, nghị định, quy định của Bộ VHTT&DL về di sản; dựa trên các yếu tố truyền thống của Hồng Anh Thư Quán, Ban Quản lý Di tích đã xây dựng kế hoạch tổ chức tái hiện quán cà phê Tâm Đồng tại tầng trệt của di tích với hình thức xã hội hoá. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy sự hợp tác hoá, định hướng phát triển, kêu gọi sự chung tay, góp sức từ cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Được biết, kế hoạch trên đã được các cơ quan cấp thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại, Ban Quản lý Di tích tỉnh Cà Mau cùng các nhà đầu tư đang khẩn trương tiến hành các công việc để triển khai thực hiện.

Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Cà Mau Lê Minh Sơn cho biết: “Hồng Anh Thư Quán có nét kiến trúc khá cổ kính, rất tương đồng với cách phục dựng mang hơi hướng hoài niệm, do đó, Ban Quản lý di tích đã định hướng và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các nhà đầu tư trong công tác sưu tầm, phối hợp trưng bày tranh ảnh, đồ cổ, bố trí không gian tầng trệt của di tích theo kiểu cách xưa, đảm bảo phù hợp với bối cảnh lịch sử của Cà Mau ở những thập niên của thế kỷ XX…”.

Trong thời đại kinh kế thị trường ngày nay, mô hình xã hội hoá ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong các hoạt động mang tính xã hội, nhiều lĩnh vực của đời sống, đã từng bước đưa xã hội hoá vào hoạt động và thu lại nhiều kết quả khả quan. Đối với ngành di sản, xã hội hoá cũng được xem là xu hướng phát triển mới - một phương thức bảo tồn bền vững các giá trị truyền thống quý báu mà lịch sử để lại khi được đưa về với cộng đồng.

Đây là lần đầu tiên Cà Mau áp dụng hình thức xã hội hoá trong công tác bảo tồn di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch kỹ lưỡng, triển khai bài bản, cách thức tổ chức lần này được đánh giá rất khả thi, có thể đạt được nhiều mục đích: đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng; tạo được sân chơi - điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi cho giới am hiểu, tìm hiểu cổ vật; là cầu nối giữa cộng đồng và di tích, giữa người dân và cơ quan chức năng...

Những bước đi đầu tiên bao giờ cũng còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, do đó, việc tuyên truyền, phối hợp giữa các cấp, các ngành và các tổ chức chính quyền, đoàn thể là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cộng đồng dân cư trong việc thụ hưởng các giá trị văn hoá, tinh thần mà di tích mang lại. Ngoài ra, thông qua tuyên truyền kèm theo các cơ chế, chính sách được xây dựng phù hợp, sẽ thu hút, huy động các nguồn lực xã hội hoá để góp phần phát huy, bảo tồn di tích một cách có hiệu quả nhất./.

Cẩm Nhung

相关文章

最新评论