【nhận định u23 hàn quốc】Sức ép chọn bên nóng lên giữa “vòng xoáy” cạnh tranh Mỹ

Sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến các nhà lãnh đạo thế giới lo ngay ngáy. Một quan chức Đức cảnh báo về cuộc "Chiến tranh Lạnh 2.0" trong khi Tổng thống Kenya lên tiếng kêu gọi sự đoàn kết trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

suc ep chon ben nong len giua vong xoay canh tranh my trung gay gat
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Thương mại toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến thuế quan giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2 năm qua. Không chỉ căng thẳng về kinh tế, Mỹ và Trung Quốc còn bất đồng sâu sắc với nhau trong một loạt vấn đề từ Hong Kong, Tân Cương, các cáo buộc gián điệp và Biển Đông.

Đứng trước vòng xoáy cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, chính phủ các nước đều cố gắng bảo vệ lợi ích của mình.

Đức

Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel muốn tiếp tục hợp tác với Trung Quốc về vấn đề thương mại và sự ấm lên toàn cầu nhưng cũng khẳng định rằng, luật an ninh quốc gia tại Hong Kong của Trung Quốc là "một vấn đề khó".

Thủ tướng Merkel cho rằng, luật an ninh quốc gia tại Hong Kong không phải là lý do để ngừng trao đổi với Trung Quốc mà là "một diễn biến đáng lo ngại".

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc bất chấp sức ép từ phía Mỹ.

"Trung Quốc là một đối tác quan trọng của chúng tôi nhưng cũng là một đối thủ cạnh tranh", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp trực tuyến hôm 24/7 với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Peter Beyer, người phụ trách điều phối về sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương của Đức đã lên tiếng cảnh báo trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tập đoàn truyền thông RedaktionsNetzwerk Deutschland rằng: "Chúng ta đang trải qua sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh 2.0”. Dù chỉ trích cả Mỹ và Trung Quốc về sự leo thang căng thẳng hiện nay nhưng quan chức này vẫn khẳng định Washington "là đối tác quan trọng nhất của chúng tôi ngoài EU".

Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi Tổng thống Trump là "người bạn của tôi" nhưng cũng nỗ lực hết sức để tránh "chọc giận" Trung Quốc.

Pháp không lên tiếng tán thành với những chỉ trích của chính quyền Tổng thống Trump về sự phản ứng của Trung Quốc trước đại dịch Covid-19 song vẫn công khai chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ.

Tuy nhiên, rõ ràng, sự mâu thuẫn trong cách hành xử của Tổng thống Trump với các đồng minh của Mỹ là hồi chuông cảnh báo cho Pháp rằng không thể quá phụ thuộc hoặc nghiêng về bên nào, dù là Washington hay Bắc Kinh.

"Căng thẳng Mỹ - Trung không đem lại lợi ích cho Pháp. Chúng tôi chia sẻ cùng lợi ích với Mỹ khi đối phó với Trung Quốc và chúng tôi có các lập trường tương tự nhau. Vì thế, sự căng thẳng này không đem đến cho chúng tôi bất kỳ yếu tố tích cực nào", Valerie Niquet thuộc Quỹ Nghien cứu Chiến lược cho hay.

Châu Âu

"Mối quan hệ chiến lược" giữa châu Âu và Trung Quốc sẽ là một vấn đề với Liên minh châu Âu khi Đức giữ chức Chủ tịch luân phiên của tổ chức này, Thủ tướng Merkel khẳng định. Các Ngoại trưởng EU hiện vẫn chưa đạt được sự nhất trí về một lập trường chung với Trung Quốc.

EU phản đối việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia với Hong Kong nhưng không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc trừng phạt kinh tế hay các quan chức Trung Quốc về vấn đề này.

"Thông điệp là các hành động gần đây của Trung Quốc đã thay đổi quy tắc cuộc chơi. Việc này rõ ràng sẽ có tác động lên mối quan hệ của chúng tôi và sẽ khiến chúng tôi xem xét lại hướng chiến lược của mình", quan chức về chính sách đối ngoại hàng đầu EU Josep Borrell đánh giá.

Hàn Quốc

Hàn Quốc đang bị mắc kẹt giữa một bên là đồng minh quân sự quan trọng và một bên là đối tác thương mại lớn nhất.

Mỹ hiện không hài lòng với mong muốn của Hàn Quốc trong việc dừng trừng phạt Triều Tiên và việc nước này vẫn sử dụng công nghệ của Huawei.

Tổng thống Trump đã phàn nàn về chi phí đồn trú của 28.500 lính Mỹ tại Hàn Quốc nhằm bảo vệ nước này trước các mối đe dọa từ Triều Tiên. Thỏa thuận chia sẻ chi phí giữa 2 bên đã hết hạn từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa có thỏa thuận thay thế nào.

Căng thẳng Mỹ - Trung đã "đặt ra câu hỏi cho Hàn Quốc" về việc chọn bên nào. tờ Dong-A Ilbo của nước này cho hay trong một bài bình luận hôm 27/7.

"Dù sớm hay muộn, chúng tôi buộc phải đưa ra câu trả lời cho dù chúng tôi cố gắng tránh việc này như thế nào".

Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cố gắng cân bằng mối quan hệ với cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng đại dịch Covid-19 và cuộc đụng độ biên giới khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng đã khiến tâm lý chống Trung Quốc tại nước này trở nên mạnh mẽ hơn.

Các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều nơi nhằm tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Một số người đã khen ngợi quyết định của chính phủ khi cấm ứng dụng chia sẻ video Tik Tok và một số ứng dụng khác của Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ với Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc. Tháng này, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã khẳng định rằng Mỹ sẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc về tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Ấn Độ cho rằng việc Mỹ gây sức ép nhiều hơn với Trung Quốc là một cơ hội với nước này và “nếu Mỹ có thể khiến Trung Quốc thay đổi hành vi, điều này sẽ được toàn bộ khu vực hoan nghênh", Jayadev Ranade, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi cho hay.

Châu Phi

Căng thẳng Mỹ - Trung đã tạo ra những tác động trên toàn thế giới. Ngân hàng Phát triển châu Phi cho biết sự gián đoạn thương mại vào năm ngoái do cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung có thể dẫn đến sụt giảm khoảng 2,5% sản lượng kinh tế ở một số nước châu Phi.

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta nhận định những tranh cãi chính trị nên được dẹp sang một bên để tập trung chiến đấu chống lại đại dịch.

"Đừng mắc kẹt trong chủ nghĩa biệt lập hoặc chủ nghĩa đơn phương nữa. Ngày nay, chúng ta cần nhau hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ không thể chiến đấu trước Covid-19 nếu một quốc gia thất bại và quốc gia khác thành công".

Đông Nam Á

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tránh các hành động sẽ xa rời Mỹ hay Trung Quốc bởi cả hai đều là những đối tác thương mại quan trọng của các nước này.

"Những nước lớn này khi họ leo thang đối đầu với nhau, họ sẽ lôi kéo chúng ta về phe họ. Chúng ta sẽ phải thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình", Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhận định.

Biển Đông trở thành một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung. Căng thẳng giữa hai nước đã leo thang nghiêm trọng gần đây khi chính quyền Tổng thống Trump công khai bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc tại một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới này.

“Chúng tôi tuyên bố: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định trong một tuyên bố hôm 13/7.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thì cho rằng nếu quan hệ Mỹ - Trung đi chệch hướng thì đây không chỉ là sự rạn nứt của một mối quan hệ song phương đơn thuần mà là sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng của mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, giữa một nước Mỹ vô cùng quyền lực và một Trung Quốc có dân số chiếm 1/4 dân số thế giới.

"Tôi cho rằng đây là một cuộc đối đầu không nên mạo hiểm", ông Lý Hiển Long khẳng định./.

Nhà cái uy tín
上一篇:Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
下一篇:Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong