Một số quốc gia,ếtđónggóptriệuUSDchosángkiếnvaccinetoàncầlịch sử đối đầu mu vs mc trong đó có Canada, Italy và Anh, đã có cam kết với COVAX AMC, một cơ chế tài chính được thiết lập để đảm bảo các công ty dược phẩm lớn cung cấp vaccine phòng COVID-19 với giá phải chăng cho các quốc gia đang phát triển.
Sáng kiến trên do liên minh vaccine quốc tế GAVI điều phối nhằm kêu gọi tài trợ từ các nhà từ thiện lớn, các quốc gia giàu có và ngành công nghiệp dược phẩm.
Trong một tuyên bố ngày 26/8, Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Y tế Greg Hunt của Australia cho biết nước này mong muốn bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào trong tương lai sẽ "an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng" trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Payne cho biết thông qua việc tài trợ cho COVAX AMC, Australia sẽ giúp đảm bảo vaccine COVID-19 cho các quốc đảo Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á, cung cấp đủ số liều vaccine cho 20% dân số các quốc gia trong giai đoạn đầu tiên, đặc biệt là các nhân viên y tế và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi.
Trong khi các nước đang phát triển trên thế giới đều có thể tiếp cận COVAX AMC, Chính phủ Australia cho rằng các quốc gia Thái Bình Dương đủ điều kiện nhận hỗ trợ bao gồm Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Vanuatu, Fiji, Samoa, Tonga, Tuvalu và Kiribati. Các quốc gia Đông Nam Á đủ điều kiện bao gồm Indonesia, Timor-Leste, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam.
Cho đến nay, COVAX AMC đã nhận được được hơn 600 triệu USD tài trợ và đặt mục tiêu huy động được 2 tỷ USD vào cuối năm nay.
Mới đây, Chính phủ Australia đã đạt được một thỏa thuận với hãng dược phẩm AstraZeneca có trụ sở tại Anh về việc sản xuất vaccine COVID-19 tiềm năng do hãng này bào chế.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia cũng có thể phân phối vaccine này đến các đảo quốc Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á nếu nước này có thể tăng cường việc sản xuất vaccine ở trong nước.
Liên quan đến vaccine phòng COVID-19, mới đây Cơ quan Thống kê Canada đã tiến hành một cuộc khảo sát, theo đó phần lớn người dân Canada cho biết sẽ tiêm vaccine nếu sản phẩm này được lưu hành trên thị trường, tuy nhiên có hơn 10% số người được hỏi nói “không” với vaccine phòng COVID-19 vì lo ngại độ an toàn và tác dụng phụ của vaccine.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại 172 chính phủ đang chạy đua phát triển vaccine.
Người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada, bà Theresa Tam cho biết các cơ quan chức năng cần có thêm thông tin về những người lo ngại hoặc phản đối tiêm vaccine, để đảm bảo rằng nhóm người này sẽ có được những thông tin đúng về cách thức cấp phép lưu hành vaccine. Bà Theresa Tam khẳng định mặc dù việc phát triển vaccine phòng COVID-19 đang được nỗ lực thúc đẩy, nhưng chính phủ liên bang Canada sẽ không “đi tắt” để đảm bảo độ an toàn của vaccine trước khi sản phẩm được cấp phép và lưu hành. Bà Theresa Tam bày tỏ lo ngại về những thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng về các loại vaccine và cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ Internet và các phương tiện truyền thông xã hội cần chịu trách nhiệm trước pháp luật để ngăn chặn tình trạng này.
Trong khi đó, ngày 25/8, Bộ trưởng Y tế Colombia Fernando Ruiz cho biết nước này đang đàm phán với một số phòng thí nghiệm đang phát triển vaccine phòng COVID-19 để tham gia giai đoạn 3 của các nghiên cứu lâm sàng. Quan chức y tế Colombia cũng bác khả năng nước này áp dụng trở lại các biện pháp cách ly kiểm dịch hoàn toàn, mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan.
Trả lời báo giới, ông Ruiz cho hay Chính phủ Colombia ước tính chi phí 20 USD cho mỗi liều vaccine và một khoản đầu tư khoảng 390 triệu USD để tiêm chủng cho một phần dân số bao gồm các nhân viên y tế và bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Quan chức Colombia cho biết thêm tính tới nay Chính phủ Colombia đã đầu tư khoảng hơn 3,1 triệu USD dành riêng cho hệ thống y tế để đối phó với COVID-19.
Trước đó, Colombia ngày 24/8 đã đạt thỏa thuận với Johnson & Johnson và nhóm công ty dược phẩm Janssen để tham gia giai đoạn 3 nghiên cứu lâm sàng đối với một “ứng viên” vaccine phòng COVID-19. Đây là giai đoạn cuối cùng để xác định tính hiệu quả của một loại dược phẩm phòng ngừa.
Theo TTXVN