【tỷ số macarthur】Vì sao đàn ông Hàn Quốc giàu có không thích kết hôn
Thống kê của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc công bố hồi tháng 9 cho thấy hơn 50% nam giới ở độ tuổi 30 (1,ìsaođànôngHànQuốcgiàucókhôngthíchkếthôtỷ số macarthur74 triệu trong số 3,42 triệu người) chưa lập gia đình. Cách đây hơn 2 thập kỷ, tỷ lệ này là 19%.
Giống như "thế hệ sampo" (những người từ bỏ 3 cột mốc: hẹn hò, hôn nhân, con cái), đàn ông Hàn Quốc được cho trì hoãn kết hôn vì thị trường việc làm cạnh tranh, giá nhà đất tăng cao.
Thế nhưng, không phải ai cũng nghĩ rằng xu hướng độc thân tại xứ củ sâm chỉ được thúc đẩy bởi những yếu tố kinh tế, theo Chosun Ilbo.
Một cặp vợ chồng sắp cưới cân nhắc lựa chọn quà kết hôn theo phong tục của người Hàn. Ảnh: New York Times. |
Những người mai mối nhìn nhận mọi thứ theo cách khác. Họ nói rằng ngày càng nhiều đàn ông có nền tảng học vấn tốt và mức lương cao chọn sống độc thân.
Ngay cả khi hoàn toàn có đủ khả năng để lập gia đình, những người này chỉ đơn giản thích sống một mình hoặc không tìm được người bạn đời phù hợp bởi tiêu chuẩn ngoại hình quá cao.
30 chưa phải là hết
Vào năm 2015, 18,2% nam giới ở độ tuổi 30 chỉ có bằng cấp 3 sống độc thân. Vào năm ngoái, tỷ lệ không thay đổi nhiều, 19%.
Trong số những người không học hết cấp 3, con số này cũng luôn xê xích dưới mức 11%.
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, tỷ lệ độc thân đã tăng từ 20,2% lên 23,1% đối với những người có trình độ đại học và từ 24,3% lên 27,3% ở nhóm có trình độ cao đẳng nghề.
Xem mặt, hẹn hò giấu mặt ngày càng phổ biến khi tỷ lệ độc thân không ngừng tăng ở Hàn Quốc. Ảnh: Shutterstock. |
Một người mai mối cho biết: "Số đàn ông thành đạt ở độ tuổi 30 tăng mạnh trong vòng 2-3 năm qua. Những người này đang trì hoãn hôn nhân vì không tìm được người phụ nữ phù hợp".
Một luật sư ngoài 30 tuổi, người thích nuôi mèo, đi lướt sóng vào cuối tuần và sở hữu một căn hộ ở khu Jamsil giàu có của Seoul, cho biết anh được cha mẹ sắp xếp nhiều cuộc hẹn hò, gặp mặt phụ nữ.
"Nhưng tôi không nghĩ mình nên kết hôn chỉ để làm hài lòng gia đình và nối dõi tông đường", người này nói.
Lee Woong-jin, người làm việc tại công ty mai mối Sunoo, cho hay: "Nhiều người nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi ở một mình. 20 năm trước, đàn ông ở độ tuổi 30 coi mình đã già và cảm thấy bị hối thúc buộc phải kết hôn, nhưng ngày nay mọi người thường nghĩ 30 chưa phải là hết và bản thân còn nhiều thời gian".
Một nhân viên văn phòng 37 tuổi ở tỉnh Gyeonggi cho biết: "Tôi có 6 người bạn từ thời trung học và 4 người trong số này, bao gồm cả tôi, đều độc thân. Tôi không phải là người duy nhất".
Trọng ngoại hình hơn tính cách
Trên các ứng dụng hẹn hò hay câu lạc bộ tìm vợ của đàn ông thành đạt Hàn Quốc như SKY People, Goldspoon và Best Class, ngoại hình luôn là tiêu chí đầu tiên đối với nữ giới.
Thành viên nam muốn gia nhập Best Class phải đáp ứng được các yêu cầu tài chính như kiếm ít nhất 100 triệu won/năm, gia đình có tài sản hơn 2 tỷ won hoặc điều hành một tập đoàn trị giá hơn 5 tỷ won.
Trong khi đó, phụ nữ chủ yếu được đánh giá dựa trên ngoại hình. Các thành viên nữ học cách dùng bữa trong những nhà hàng xa hoa, ở khu nghỉ dưỡng đắt tiền và được chăm sóc tại các tiệm làm tóc cao cấp cũng như phòng khám da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ để làm quen với những buổi hẹn hò sang trọng.
Một cô dâu tại đám cưới tập thể được tổ chức tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc vào năm 2020. Ảnh: AFP. |
Xu hướng chọn vợ chủ yếu dựa vào ngoại hình ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc là một trong những lý do khiến nam giới xứ kim chi dễ "ế" hơn.
"20 năm trước, đàn ông sẽ kết hôn với phụ nữ dựa trên nền tảng gia đình và tính cách. Nhưng ngày nay, các chàng trai thường yêu cầu tôi giới thiệu họ với những người phụ nữ đẹp ngay cả khi họ không quá kén chọn các điều kiện khác", một bà mối giải thích.
Một người mai mối khác cho biết: "Ngày càng có nhiều đàn ông nói rằng ngoại hình là ưu tiên hàng đầu khi chọn cô dâu tương lai, bởi vì có quá nhiều hình ảnh lý tưởng trên các phương tiện truyền thông. Nhưng những hình ảnh đó thường không thực tế, điều này khiến đàn ông khó tìm được bạn đời ưng ý".
Theo Zing
Dân Hàn khát hàng hiệu, hãng túi chỉ cho mua 1 chiếc 1 năm
Hãng thời trang Chanel đã bắt đầu hạn chế số lượng túi xách mà mỗi khách hàng có thể mua ở Hàn Quốc. Trong trường hợp đó là mẫu túi phổ biến, mỗi người chỉ được mua 1 chiếc/năm.