您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ lệ 2】Việt Nam cần nhận diện rõ hơn điểm yếu về năng lực cạnh tranh 正文

【tỷ lệ 2】Việt Nam cần nhận diện rõ hơn điểm yếu về năng lực cạnh tranh

时间:2025-01-25 16:40:02 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Phương pháp đánh giá của WEF phù hợp với Việt Nam Anh: TUĐề án được xây dựng không phải để cạnh tra tỷ lệ 2

Phương pháp đánh giá của WEF phù hợp với Việt Nam Anh: TU

Đề án được xây dựng không phải để cạnh tranh,ệtNamcầnnhậndiệnrõhơnđiểmyếuvềnănglựccạtỷ lệ 2 hay thay thế bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh mà một số tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam, mà để Việt Nam nhận diện rõ hơn những điểm yếu của mình.

ông Nguyễn Đình Cung

Dự thảo này vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thảo luận xin ý kiến các Bộ ngành và các nhà khoa học.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung cho biết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham khảo rất nhiều phương pháp và hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các tổ chức trên thế giới và cuối cùng chọn cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là cách tiếp cận phù hợp với mô hình các nhân tố nền tảng năng lực cạnh tranh theo quan điểm của giáo sư Michael E. Porter của Đại học Harvad, phương pháp đánh giá của WEF cũng phù hợp với Việt Nam.

Theo đó, Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia được đưa ra bao gồm 12 bộ chỉ số, chia ra làm 3 nhóm: Nhóm chỉ số cơ bản, bao gồm: Thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y học và giáo dục tiểu học; nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả, bao gồm: đào tạo và giáo dục bậc cao hơn, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường; nhóm chỉ số các nhân tố đổi mới và tinh thông, bao gồm: tinh thông trong kinh doanh, đổi mới trong nghiên cứu và phát triển.

Về phương án, hình thức Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 2 phương án và cuối cùng lựa phương án 1. Với phương án này, báo cáo sẽ tập trung phân tích sâu thực trạng các nhân tố thuộc “Nhóm các yếu tố nâng cao hiệu quả”, tức là tập trung phân tích sâu 6 nhân tố, bao gồm: Đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, sự phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường.

Theo ông Cung, đây là nhóm yếu tố Việt Nam cần hướng tới để vị thế năng lực cạnh tranh được xếp trong nhóm các quốc gia phát triển giai đoạn 2. Đồng thời, đây cũng là những chỉ số Việt Nam cần so sánh với các quốc gia khác, nhằm xác định tương quan và khoảng cách về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia có chỉ số tốt nhất, từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh /.

Tố Uyên