当前位置:首页 > World Cup

【xem bong da nha cai】Mưa lũ tại miền Bắc: Chỉ hơn 1% tổng thiệt hại được bồi thường

mưa lũ gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Hàng nghìn tỷ đồng thiệt hại do mưa lũ không thuộc phạm vi bảo hiểm. Ảnh minh họa

Mưa lũ gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

TheưalũtạimiềnBắcChỉhơntổngthiệthạiđượcbồithườxem bong da nha caio số liệu cập nhật từ UBND tỉnh Quảng Ninh, đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 27/7 đến ngày 4/8 đã khiến địa phương này thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó, số thiệt hại từ công ty than có thể vượt 1.200 tỷ đồng.

Báo cáo từ tỉnh Lạng Sơn cho biết, đợt mưa lũ vừa qua khiến 154 ngôi nhà bị ngập, 35 nhà bị sập, hư hỏng do sạt lở đất, đá. Ngập cục bộ khoảng 1.500ha lúa, trên 340ha rau màu bị ngập cục bộ. Một số gia súc, gia cầm, thủy sản bị nước cuốn trôi, 12 công trình thủy lợi bị hư hỏng..., thiệt hại ước tính toàn tỉnh là 120 tỷ đồng.

Còn theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, trong đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến ngày 4/8, tổng thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, các công trình thủy lợi, giao thông... tại tất cả các huyện, thị trong tỉnh là gần 26 tỷ đồng.

Tại Thanh Hóa, mưa lũ đã làm sập hoàn toàn 3 ngôi nhà ở xã Trung Thành; 12 nhà dân thuộc xã Phú Lệ bị ngập; hàng chục ngôi nhà ven Sông Mã ở xã Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn, Phú Sơn, Phú Lệ, Thanh Xuân, Phú Xuân, thị trấn Quan Hóa bị ngập nước và hư hỏng nặng. Mưa lũ trên sông Mã làm ngập nhiều cây cầu, nhiều đoạn đường trên tuyến quốc lộ 15A, một số đoạn đường ở thị trấn Quan Hóa, bản Ban và xã Hồi Xuân. Con số thiệt hại ước hàng chục tỷ đồng.

Các tỉnh Thái Bình, Lai Châu, Bắc Giang… cũng bị thiệt hại sau trận mưa lũ vừa qua.

Số tiền bồi thường chỉ chiếm hơn 1% tổng thiệt hại

Con số thiệt hại do mưa lũ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên theo báo cáo từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), theo ước tính sơ bộ ban đầu, đến ngày 7/8/2015, ước tổng số tiền bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm sau đợt mưa lũ là 36,5 tỷ đồng.

Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) cũng cho biết, đang tiếp tục cập nhật số liệu, đôn đốc các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) khẩn trương bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và báo cáo Cục QLBH, Bộ Tài chính kịp thời tình hình giải quyết bồi thường.

Trước đó, ngày 3/8, Cục QLBH cũng đã có Công văn hỏa tốc số 440/QLBH-PNT yêu cầu các DNBH chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người và tài sản do lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt… gây ra để đánh giá mức độ thiệt hại. Đồng thời xác định phạm vi bồi thường thiệt hại và hướng dẫn các thủ tục nhằm giải quyết bồi thường bảo hiểm kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm.

Lãnh đạo Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho biết, ước tính gần 4,1 tỷ đồng thiệt hại do mưa bão tại Quảng Ninh thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm Bảo Việt. Ngoài ra, các địa phương có khách hàng tham gia bảo hiểm thông báo thiệt hại gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Hà Nội, Cần Thơ, Thanh Hóa. Các nghiệp vụ bảo hiểm có tổn thất gồm: Tài sản, xe, tàu thuyền (ở Thanh Hóa), con người…

Còn theo lãnh đạo Bảo hiểm PTI thì đợt mưa lũ vừa qua tại khu vực phía Bắc đã gây thiệt hại cho 37 xe ô tô của khách hàng PTI với tổng giá trị tổn thất vào khoảng hơn 1 tỷ đồng, trong đó tại tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nhất với tổn thất là 34 xe và tại Hải Phòng có 3 khách hàng bị tổn thất...

Bảo hiểm và vai trò tái thiết sau thiên tai

Mới đây, báo cáo tại hội thảo "Bảo hiểm tài sản công: Huy động nguồn lực từ thị trường bảo hiểm góp phần bảo vệ tài chính, Ngân sách Nhà nước" cho thấy, tỷ lệ giá trị tài sản công được bảo hiểm tại Việt Nam còn rất thấp, dù DNBH sẵn sàng bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm nhanh chóng khi rủi ro xẩy ra.

Hiện chỉ có gần 1% cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công mua bảo hiểm nhưng phạm vi được bảo hiểm chưa toàn diện, chưa được bảo hiểm rủi ro thiên tai. Trong khi đối tượng tài sản công ngày càng được đầu tư lớn và diễn biến thiên tai ngày càng khốc liệt...

Cũng theo thống kê của cơ quan quản lý về bảo hiểm, trong giai đoạn 1994-2014, doanh thu phí bảo hiểm xây dựng chỉ tăng bình quân 12%/năm, đạt 2.300 tỷ đồng vào năm 2014, đây là con số quá nhỏ so với hàng loạt các dự án xây dựng đang và đã khởi công, có những dự án lên đến nghìn tỷ đồng.

Hiện còn rất nhiều các công trình, cơ sở hạ tầng, tài sản, hàng hóa, xe,... của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam vì rất nhiều lý do vẫn chưa tham gia bảo hiểm. Ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, hàng hóa, con người... đều được bảo hiểm bởi các DNBH uy tín, có tiềm lực tài chính và các nhà tái bảo hiểm hàng đầu, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho phục hồi và tái thiết sau thiên tai, thảm họa, đóng góp cho an toàn tài chính của Chính phủ, đảm bảo tính kinh tế của chi phí khắc phục thiên tai.

Theo nghiên cứu mới nhất của Quỹ Châu Á và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong 10 năm qua Việt Nam là 1 trong 5 năm nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Trung bình mỗi năm thiên tai làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2- 1,5% GDP cả nước.

Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của ngành bảo hiểm: Tấm lá chắn an toàn cho nền kinh tế, gánh bớt rủi ro cho người dân và doanh nghiệp. Cơ quan quản lý về bảo hiểm cũng đang nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng như đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Đã đến lúc cần có sự chung tay và hỗ trợ từ Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, ngành liên quan, các DN..., để triển khai các chính sách bảo hiểm bắt buộc, khuyến khích tham gia bảo hiểm, đảm bảo nguồn tài chính khắc phục thiệt hại do các rủi ro thiên tai, thảm họa gây ra./.

Hồng Chi

分享到: