【lịch thi đấu galatasaray】Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn

  发布时间:2025-01-25 11:26:55   作者:玩站小弟   我要评论
Mặt hàng cà phê vừa phải thực hiện kiểm dịch thực vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ NN lịch thi đấu galatasaray。

caphe

Mặt hàng cà phê vừa phải thực hiện kiểm dịch thực vật,ànghóaphảikiểmtrachuyênngànhcònchiếmtỷtrọnglớlịch thi đấu galatasaray vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia và DN, cho đến nay vấn đề về KTCN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như, số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn… trong khi dư địa để cắt giảm vẫn còn nhiều.

Vẫn còn nhiều mặt hàng phải KTCN

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2018, các bộ ngành đã cắt giảm được 60 - 70% danh mục phải KTCN. Hiện còn 77.419 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN, đã giảm 5.279 mặt hàng so với năm 2015. Các bộ có số lượng mặt hàng giảm nhiều nhất là Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Y tế, Giao thông vận tải...

Điển hình như trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khoảng 98% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc 5 mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Y tế gồm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu; thay vào đó sẽ thực hiện hậu kiểm khi tiêu thụ trên thị trường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia và DN, con số KTCN vẫn là quá lớn, không phù hợp, gây khó khăn, tốn kém cho DN. Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên thực tế hiện mới chỉ có khoảng 6% các mặt hàng được đưa ra khỏi diện phải KTCN.

Bên cạnh đó, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các DN nhỏ và vừa (DNNVV) TP. Hà Nội cho hay, nhiều DN chia sẻ trong công tác kiểm tra chất lượng vẫn thực hiện kiểm tra xác suất các lô hàng cùng loại có cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp… gây mất thời gian, chi phí không nhỏ cho DN.

Đại diện Hiệp hội các DNNVV TP. Hà Nội cho biết thêm, trên thực tế, việc áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nhất. Do đó vẫn tồn tại tình trạng, gần như tất cả các lô hàng của DN đều bị kiểm tra, kể cả các trường hợp rủi ro vi phạm rất thấp. Vấn đề này, DN phản ánh nhiều lần, nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết.

Mặt khác, còn nhiều mặt hàng phải chịu sự kiểm tra chồng chéo giữa các bộ hoặc giữa các đơn vị trong một bộ. Ví như trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều nông sản như mặt hàng cà phê vừa phải thực hiện kiểm dịch thực vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của hai bộ là Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế; hay trong lĩnh vực đồ điện gia dụng, sản phẩm nồi cơm điện vẫn vừa phải kiểm tra chất lượng nhà nước, vừa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của hai bộ là Bộ Công thương và Bộ Khoa học & Công nghệ…

“Có nhiều DN rơi vào tình trạng, nhập một mặt hàng nhưng lại phải đăng ký kiểm tra ở nhiều cơ quan KTCN và đôi khi các cơ quan này không thừa nhận kết quả của nhau” - ông Anh chia sẻ thêm.

Mục tiêu cắt giảm thực chất 50% mặt hàng KTCN trước tháng 6/2019 có khó đạt?

Nghị quyết 02 năm 2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đặt ra mục tiêu cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng KTCN và thực hiện việc công khai đầy đủ danh mục này trước tháng 6/2019.

Để đạt được mục tiêu này, theo các chuyên gia cần sự nỗ lực rất lớn của các bộ ngành, cơ quan quản lý. Hoạt động rà soát lại danh sách các mặt hàng thuộc diện kiểm tra phải diễn ra thực chất và mạnh mẽ, triệt để hơn nữa với tinh thần không vì lợi ích nhóm mà vì lợi ích chung.

Chính phủ cần có động thái tích cực loại trừ lợi ích của các bộ, ngành trong hoạt động KTCN thông qua việc xã hội hóa các trung tâm kiểm định, giám định, cấp giấy chứng nhận đảm bảo sự minh bạch, khách quan; chuyển đổi cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.

“Chúng ta vẫn còn rất nhiều dư địa để rút gọn số lượng hàng hóa, nhóm hàng hóa phải KTCN. Các bộ, ngành cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu để loại ra khỏi danh sách những mặt hàng không cần thiết, không có nhiều tác dụng về mặt quản lý nhà nước phải kiểm tra” - ông Lộc nhấn mạnh.

Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nước ta cần nhanh chóng có cơ chế chủ động công nhận chất lượng của các nhãn hiệu, các nhà sản xuất nổi tiếng; các hàng hóa được sản xuất tại các nước có tiêu chuẩn chất lượng…

Tố Uyên

相关文章

最新评论