Việt Nam sẽ xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp | |
Hàng Việt bị Hoa Kỳ kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất | |
Bóc trần thủ đoạn giả mạo hàng Việt của một doanh nghiệp vốn đầu tư Trung Quốc | |
Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam: Nỗ lực hơn nữa cho những bứt phá | |
Hàng Việt trước cơ hội bứt phá xuất khẩu vào Mỹ | |
Nông sản Việt cạnh tranh với hàng EU khi thuế về 0% |
Nếu không có địa điểm tốt cho các doanh nghiệp Việt giới thiệu và bán các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rất khó tồn tại và phát triển Ảnh: Hương Dịu |
Khó tiếp cận với các nguồn hỗ trợ
TheệphiếnkếnângsứccạnhtranhchohàngViệtrực tiếp bóng hôm nayo TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), đặc điểm nền kinh tế Việt Nam là có trên 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm hơn 62%. Trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ này còn cao hơn. Hạ tầng bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh... tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trong khi thị trường rộng lớn ở nông thôn, miền núi mạng lưới chợ còn quá mỏng, việc bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng còn nhiều hạn chế, nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp.
Không những thế, các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và siêu nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như khả năng tiếp cận với nguồn vốn, mức thuế và phí cao, thủ tục hành chính và các chi phí khác để tiếp cận đất đai khi mở chuỗi siêu thị, chi phí xin cấp phép xây dựng, xin cấp phép dựng biển quảng cáo, thuê mặt bằng kinh doanh do giá bất động sản cao...
Còn theo ông Tô Hoài Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME, để không bị thua ngay trên sân nhà, để hàng Việt ngày càng ưu việt và chinh phục được người tiêu dùng thì phải quan tâm đến yếu tố chất lượng và giá cả. Tất cả những điều đó phải được thể hiện bằng cam kết rất mạnh mẽ về nhận thức của doanh nghiệp để cam kết về chất lượng, giá thành, dịch vụ...
“Nếu được chọn một điểm quan trọng nhất, tôi cho rằng doanh nghiệp phải bắt đầu bằng tính cam kết. Với cam kết về chất lượng buộc doanh nghiệp không thể chạy theo lợi ích trước mắt. Đồng thời buộc doanh nghiệp phải thay đổi về công nghệ. Cam kết với người tiêu dùng về môi trường thì doanh nghiệp phải biết tôn trọng xã hội. Để làm được điều đó, về phía Nhà nước phải bắt đầu từ chính sách, về phía doanh nghiệp phải bắt đầu bằng sự cam kết. Từ đó mới tạo thị trường tốt, mà thị trường chỉ có giá cả và chất lượng ", ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho rằng, cần nâng cao tính liên kết trong việc mở rộng hệ thống bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm thương hiệu Việt tới tay người tiêu dùng. Theo đó, đến lúc cần phải thay đổi tư duy của doanh nghiệp và nhà quản lý, nâng tầm chất lượng, sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu, EU, Nhật, Mỹ và xây dựng chuỗi sản xuất, từ sản xuất tới tiêu thụ. Cùng với đó, cần xây dựng được những doanh nghiệp, tập đoàn lớn để làm xương sống phát triển hàng hàng Việt một cách chuyên nghiệp, hệ thống, toàn diện.
Mong được hưởng ưu đãi như nhà đầu tư ngoại
Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, hiện nay các trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn của Việt Nam đến 90% là do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ và chi phối. Các trung tâm thương mại nội địa gần như không có người thuê mặt bằng để bán hàng do giá cho thuê mặt bằng cao. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam sẽ khó khăn khi đưa ra thị trường vì mẫu mã, hình thức và chất lượng không bằng hàng nhập khẩu, trong khi giá thành sản xuất lại cao hơn hàng nhập, cũng như chi phí marketing, bán hàng... đều cao. Chính vì vậy, nếu không có địa điểm tốt cho các doanh nghiệp Việt giới thiệu và bán các sản phẩm của mình thì họ sẽ rất khó tồn tại và phát triển, nguy cơ bị giải thể hoặc phá sản là rất lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Nguyễn Hữu Đường đề xuất, Công ty Hòa Bình sẽ kết hợp với các công ty kinh doanh siêu thị và thương mại chuyên nghiệp trong nước để kinh doanh các trung tâm thương mại này; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, huyện và các hiệp hội ngành nghề, sản phẩm để hỗ trợ sản xuất hàng hóa và thu mua hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
“Để thực hiện được đề xuất này, chúng tôi mong muốn được hưởng chính sách ưu đãi về thuê mặt bằng như các nhà đầu tư nước ngoài đang được hưởng. Chúng tôi cũng cam kết sẽ giảm giá thuê mặt bằng, cung cấp hàng giá rẻ hơn cho người tiêu dùng, ủng hộ hàng hóa do doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sản xuất để ủng hộ hàng hóa Việt, người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, chỉ mặt hàng nào Việt Nam chưa sản xuất được thì mới nhập khẩu và đưa vào đó để bán, giá bán chỉ được cộng tối đa 5-10% so với giá thành. Khi ra đời các trung tâm thương mại miễn phí thuê mặt bằng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm được chi phí bán hàng, do vậy giá sản phẩm sẽ giảm được tối thiểu 30% so với giá hiện nay”, Chủ tịch HĐQT Công ty Hòa Bình phân tích.