Cựu lãnh đạo IMF hối thúc EU đánh giá lại chính sách tiền tệ | |
Thủ tướng mong muốn IMF hỗ trợ Việt Nam thống kê về khu vực kinh tế chưa được quan sát | |
Chuyên gia hàng đầu của IMF nhận định kinh tế Mỹ giảm sâu năm 2019 | |
Thủ tướng đề nghị IMF,ảnhbáotranhchấpthươngmạiđanglàmsuyyếukinhtếtoàncầdự đoán trận liverpool WB tư vấn xây dựng cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô cho ASEAN |
Tổng giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. |
Theo bà Georgieva, nghiên cứu mới nhất của IMF cho thấy các tranh chấp thương mại đang khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng "giảm tốc đồng loạt" và điều này cần phải được giải quyết. Bà nhấn mạnh các cuộc cạnh tranh thương mại đang lan rộng, do đó các quốc gia cần đồng lòng ứng phó.
Nghiên cứu mới của IMF cho thấy những tác động tích tụ từ các cuộc tranh chấp thương mại có thể khiến kinh tế toàn cầu mất đi 700 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 0,8% GDP, cao hơn so với dự báo trước đó. Bà nhận định kinh tế thế giới đang đồng loạt giảm tốc, với gần 90% các nước trên thế giới dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm nay. Tân Tổng giám đốc IMF cảnh báo tăng trưởng toàn cầu năm nay sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Trước tình hình trên, bà Georgieva kêu gọi các nước như Đức, Hàn Quốc và Hà Lan, vốn đang hứng chịu mức nợ công cao, cần tăng cường chi tiêu để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tân Tổng giám đốc IMF cho biết thể chế tài chính này hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay và năm 2020 lần lượt xuống mức 3,2% và 3,5%. Bà cho rằng dù tăng trưởng kinh tế phục hồi vào năm tới, song một số yếu tố vốn do các cuộc xung đột thương mại gây ra, sẽ dẫn tới những thay đổi có thể kéo dài trong thời gian dài, như sự chuyển đổi trong chuỗi cung ứng. Nhằm ứng phó với tình trạng này, bà Georgieva kêu gọi các nước cần tăng cường ngân sách dự phòng.
Nghiên cứu của IMF cho thấy tranh chấp thương mại tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, song có tác động gián tiếp là gây mất lòng tin và dẫn tới phản ứng của thị trường tài chính. Bà Georgieve cho hay tác động gián tiếp này là lớn hơn so với tác động trực tiếp bởi một khi lòng tin đã mất thì rất khó có thể gây dựng lại. Theo người đứng đầu IMF, thậm chí nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại vào năm tới, thì những "rạn nứt" do căng thẳng thương mại gây ra có thể dẫn tới những thay đổi kéo dài trong một thế hệ, ví dụ như sự thay đổi của chuỗi cung ứng. Do vậy, bà Georgieve kết luận: 'Kết quả đã rõ ràng. Mọi người đều thua trong một cuộc tranh chấp thương mại".
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo mới nhất công bố ngày 8/10 cũng cảnh báo rằng xung đột thương mại và các công nghệ mới đang nổi lên cũng đe dọa tới tốc độ tăng trưởng các chuỗi giá trị toàn cầu - động lực quan trọng đối với thương mại cũng như hoạt động giảm nghèo tại các thị trường mới nổi.
Báo cáo của WB, cho biết các chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn năm 1990-2007, khi các rào cản thương mại được cắt giảm, công nghệ thông tin và kết nối giao thông được cải thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động chế tạo - lĩnh vực chiếm 50% tổng giá trị thương mại.
Tuy nhiên, xu hướng trên đã bị đảo ngược trong những năm gần đây, một phần do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động chế tạo bùng nổ tại các khu vực năng động, điển hình là tại Trung Quốc. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn cũng góp phần vào đà suy giảm này.
WB cảnh báo: “Nếu bất đồng thương mại ngày càng leo thang và làm giảm niềm tin của giới đầu tư, những tác động đó đối với tăng trưởng và tình trạng nghèo đói toàn cầu có thể là rất lớn, với hơn 30 triệu người có thể bị đẩy lại vào tình trạng nghèo đói (có mức thu nhập dưới 5,50 USD/ngày)". Điều này đồng nghĩa thu nhập toàn cầu sẽ giảm tới 1.400 tỷ USD.