当前位置:首页 > La liga

【aston villa vs burnley】Kỹ sư an toàn lao động – hiếm và ‘đắt hàng’

đào tạo an toàn lao động

Một buổi trang bị kiến thức về an toàn lao động cho công nhân Ảnh: TL

Lương khởi điểm 10 triệu đồng vẫn khó tuyển người

Theỹsưantoànlaođộng–hiếmvàđắthàaston villa vs burnleyo danh sách Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố mới đây, cả nước hiện có 70 tổ chức có chức năng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Trong số này, hầu hết là chức năng đào tạo ngắn hạn để cấp chứng chỉ an toàn lao động (đào tạo từ 2 đến 6 ngày).

Con số trường đào tạo trình độ đại học về ngành này ở nước ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó trường Đại học Công đoàn là một cơ sở đào tạo bài bản và có truyền thống. Theo số liệu Trường Đại học Công đoàn (Hà Nội) công bố, từ năm 1992 đến 2012, khoa Bảo hộ lao động của nhà trường đào tạo được khoảng 2.000 kỹ sư, nghĩa là mỗi năm chỉ có 100 kỹ sư về an toàn lao động "ra lò" từ đây.

Thử hình dung, cả nước ta đang trong thời kỳ phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, nên chỉ tính tới các công trường xây dựng, giao thông và các nhà máy khai thác đá, sản xuất xi măng, gạch ngói, khai thác cát… để phục vụ nhu cầu xây dựng, đã thấy số lượng lớn đến mức nào. Có thể nói, số sinh viên an toàn lao động ra trường đều “đắt hàng như tôm tươi”.

Nguồn tin từ một công ty xây dựng cho biết, hiện nay công ty này đang thiếu cán bộ an toàn chuyên trách ở một số công trường. Những kỹ sư an toàn lao động đến nhận việc đều có thể đề nghị mức lương cao hơn kỹ sư xây dựng.

“Mức lương thử việc là 7 – 8,5 triệu đồng/tháng, trong khi kỹ sư xây dựng chỉ 6,5 – 7 triệu đồng/tháng. Sau 1 tháng thử việc, lương được trả là 10 triệu đồng, và nếu chấp nhận công trình các tỉnh ngoài Hà Nội, lương kỹ sư an toàn sẽ là 12 triệu đồng/tháng, tất nhiên cũng sẽ được tăng đều theo kỳ hạn như các kỹ sư khác”, một cán bộ của công ty xây dựng này tiết lộ.

Đã vậy, việc cung thấp hơn cầu dẫn đến những cán bộ an toàn lao động không toàn tâm toàn ý với công việc hiện có mà lại hay “nhảy việc”, nếu như có sự mời gọi hấp dẫn hơn về lương hoặc điều kiện làm việc từ công ty khác.

Nhu cầu lớn về đào tạo

Đào tạo, trang bị kiến thức về an toàn lao động dài hạn hay ngắn hạn hiện nay đều rất cần kíp. Như trên đã nêu, do số lượng cơ sở đào tạo quá ít so với nhu cầu thực tế, đã dẫn đến bất cập về nhân lực chuyên trách về công tác an toàn cũng như còn hổng trong trang bị kiến thức về an toàn cho người lao động.

Theo tiết lộ của một cán bộ ngành Xây dựng, hiện nhiều dự án phải sử dụng cán bộ đào tạo chuyên môn an toàn lao động ngắn ngày. Chính vì chỉ học trong khoảng 1 tuần, nên trình độ, kiến thức về quản lý an toàn lao động chưa sâu, dẫn đến chưa đủ kiến thức, kỹ năng ở tầm bao quát để tổ chức tốt công việc.

Về phía người lao động, tại các công trường ngay trên địa bàn Hà Nội, đang phổ biến sử dụng lao động xuất thân từ các vùng quê, thiếu trình độ kỹ thuật cũng như những kiến thức, kỹ năng về an toàn. Do áp lực về việc làm, cuộc sống, nhiều lao động từ nông thôn chấp nhận làm việc trong điều kiện nguy hiểm, không lường hết những thiệt thòi khi có tai nạn lao động xảy ra.

Với thực tế này, nếu cứ áp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về an toàn thì "kiểm tra đâu sẽ thấy vi phạm đấy".

Nói về điều này, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Đối với một số đơn vị tư nhân, họ sẵn sàng làm việc với nhau theo kiểu hợp đồng miệng thì các cơ quan chức năng không kiểm soát hết được. Do đó, Cục đang tập trung vào việc xã hội hóa các Trung tâm huấn luyện. Trong thời gian tới, ngay cả với các trung tâm tư nhân đạt chuẩn để cung cấp dịch vụ huấn luyện, lao động tự do có thể đăng ký học tại các trung tâm này để có chứng chỉ hành nghề”.

Người lao động ở khu vực phi chính thức sẽ được hỗ trợ 50% chi phí bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp

Trong dự thảo Luật An toàn Vệ sinh lao động đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến thông qua trong kỳ họp lần này, điểm nổi bật nhất là người lao động ở khu vực phi chính thức cũng sẽ được tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp và được nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia.

Ước tính, nếu có khoảng 1 triệu người trong khu vực này tham gia thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm. Còn đối với khu vực có quan hệ lao động, chủ sử dụng lao động vẫn phải đóng 1% vào quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp như trước đây.

Về cơ chế hoạt động , quỹ này vẫn dưới sự quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sẽ không phát sinh thêm bộ máy mới.

(Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Kim Thanh

分享到: