【tỷ số bóng đá brighton】Thủ tướng: Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường

tt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP

Những con số đáng báo động

Ngày 24/8,ủtướngKiênquyếtkhôngvìlợiíchkinhtếmàđánhđổimôitrườtỷ số bóng đá brighton Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường. Tham dự có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị cho thấy, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới.

Trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó mới chỉ có 212 khu công nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 75%.

“615 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn lại, hoặc tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường, dẫn đến nước thải không đạt yêu cầu quy chuẩn Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay cả nước có hơn 4.500 làng nghề hầu hết còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường”, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Bên cạnh đó, hàng năm, có 100.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng, trong đó, khoảng 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng không đúng quy định; hiệu suất sử dụng chỉ đạt 25-60%; công tác thu gom, lưu giữ và xử lý bao bì chưa được quan tâm, nhiều nơi thải bỏ ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải.

Cùng với đó là hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630 nghìn tấn chất thải nguy hại; hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.

Ở khu vực FDI đang có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm…; chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ… Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường như công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men...

Nhiều tồn tại trong công tác quản lý các vấn đề môi trường

Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng chỉ ra nhiều tồn tại trong công tác quản lý các vấn đề về môi trường như tiêu chí về môi trường để sàng lọc hiệu quả các loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất, các dự án đầu tư vào khu vực nhạy cảm về môi trường. Thiếu cơ chế thúc đẩy khu vực kinh tế xanh, đầu tư vào các loại hình sản xuất thân thiện với môi trường.

Pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể; quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập. Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa theo kịp với những thay đổi nhanh của thực tế, tính chất phức tạp của các vấn đề môi trường.

Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Tổ chức thực hiện chưa tốt, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Công tác phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm chưa hiệu quả; công tác quản lý chất thải, nhất là rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp còn chưa thống nhất, chồng chéo.

Bên cạnh đó, năng lực quan trắc, cảnh báo, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về môi trường, các sự cố về môi trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu quy chế ứng phó sự cố, năng lực ứng phó sự cố môi trường còn nhiều bất cập; thiếu biện pháp kỹ thuật - công nghệ, các thiết bị, phương tiện để kiểm soát hiệu quả các nguồn thải, hoạt động xả thải của doanh nghiệp.

Người đứng đầu ngành TN&MT cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trên một số lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước, như truyền thông về bảo vệ môi trường cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ công về môi trường. Cần có ngay chiến lược vận động tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo là huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường.

“Vừa qua, chúng ta có tình trạng môi trường xấu bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, dựa trên nền tảng công nghệ tiêu tốn năng lượng, lạm dụng quá mức tài nguyên, không gian môi trường. Thực sự chúng ta chưa lường hết yếu tố phức tạp về loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất tiềm ẩn rủi ro, sự cố môi trường”, Thủ tướng nói.

“Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra giám sát thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm tra trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm nghiêm túc nhưng không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính phối hợp xây dựng cơ chế thực hiện ký Quỹ bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án lớn có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, tiềm ẩn rủi ro./.

Hồng Quyên

Cúp C1
上一篇:Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
下一篇:Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày