当前位置:首页 > La liga

【al shabab – al-nassr】Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng kéo số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 64,4% dự toán

Ngành Hải quan triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế
Infographics: Bức tranh thu ngân sách tại một số cục hải quan tỉnh,ạchxuấtnhậpkhẩutăngkéosốthungânsáchcủangànhHảiquanđạtdựtoáal shabab – al-nassr thành phố lớn
Ngành Hải quan thu hồi và xử lý 167 tỷ đồng nợ thuế
Nửa năm, Hải quan thu ngân sách 226.588 tỷ đồng

Đóng góp của các nhóm, mặt hàng lớn

Theo thống kê, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5%.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn tập trung ở các Cục Hải quan: Bắc Ninh 86,84 tỷ USD, tăng 24,4%; TP Hồ Chí Minh 71,49 tỷ USD, tăng 11,9%; Hải Phòng 51,91 tỷ USD, tăng 18,4%; Hà Nội 31,68 tỷ USD, tăng 36,6%; Bình Dương 26,56 tỷ USD, giảm 2%; Đồng Nai 21,93 tỷ USD, tăng 11%... so với cùng kỳ năm 2021.

Kết quả khả quan cũng đã giúp cho công tác thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm của ngành Hải quan đạt 226.588 tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán được giao, đạt 61,2% chỉ tiêu phấn đấu được giao, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành Hải quan: Thu ngân sách hiệu quả từ triển khai đồng bộ các giải pháp
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh

Theo đánh giá của đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, để có được kết quả khả quan trên là sự quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 được nỗ lực thực hiện quyết liệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế.

Ngoài ra, bước sang năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở lại trạng thái bình thường đã giúp cho tình hình xuất nhập khẩu khả quan hơn.

Với số thu NSNN của toàn Ngành trong 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ khá thì phải đến sự đóng góp không nhỏ của 11 cục hải quan tỉnh, thành phố (chiếm 88,4% dự toán toàn Ngành) có kết quả thu đáng ghi nhận với tổng số thu đạt 197.740 tỷ đồng, bằng 63,6% dự toán, đạt 60,67% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 87,3%/tổng thu toàn Ngành.

Ngoài ra, các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế điện tử và thông quan 24/7, nhờ vậy, đến nay đã có 36 ngân hàng triển khai; cơ quan Hải quan cũng đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với 45 ngân hàng và đã có 7 ngân hàng đã triển khai công tác nhờ thu…

Một nguyên nhân nữa là dưới tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, dẫn tới kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm.

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế của cả nước 6 tháng đầu năm đạt 78,5 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 74,1 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2021 và kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Phân tích từng nhóm, mặt hàng nhập khẩu đóng góp số thu lớn do giá tăng mạnh đã góp phần tăng thu ngân sách, đại điện Cục Thuế xuất nhập khẩu chỉ rõ, đối với mặt hàng than các loại đạt 16,9 triệu tấn, trị giá 4.334 trUSD giảm 14,8% về lượng, nhưng tăng 137% về trị giá; dầu thô đạt 4,9 triệu tấn, trị giá 3.273 triệu USD giảm 1,2% về lượng nhưng lại tăng 43,1% về trị giá; xăng dầu đạt 3,8 triệu tấn, trị giá 3.967 triệu USD tăng 15% về lượng, tăng 122% về trị giá. Riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 63,6 nghìn chiếc, giảm 21,4% so với cùng kỳ 2021, làm giảm thu khoảng 1.900 tỷ đồng.

Ngoài ra, kim ngạch nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh góp phần tăng thu NSNN như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3.277 triệu USD, tăng 32%, làm tăng thu 1.129 tỷ đồng, nguyên phụ liệu dệt may da, giày đạt 293 triệu USD, tăng 32%, làm tăng thu 1.743 tỷ đồng …

Điều đáng nói, trong 6 tháng đầu năm hầu hết các mặt hàng thống kê đều giảm về lượng nhập khẩu (trừ xăng dầu, dầu thô), nhưng do giá tăng nên kim ngạch của các mặt hàng này tăng 24,6%, số phải thu tăng 20,1%. Trong khi đó, các mặt hàng không thống kê được số lượng thì trị giá tăng 8,9% và số phải thu chỉ tăng 2,7%.

Quyết tâm thu đạt kết quả cao nhất

Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2022 do diến biến phức tạp của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tác động xấu đến thị trường năng lượng, tài chính, đẩy giá nguyên liệu đầu vào và lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tăng cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong khi đó, các tháng cuối năm, cơ quan Hải quan vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, hoàn thuế đối với linh kiện ô tô...

Ngành Hải quan: Thu ngân sách hiệu quả từ triển khai đồng bộ các giải pháp
Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Thu Hòa

Trước tình hình khó khăn đó, với quyết tâm và nỗ lực của toàn Ngành, trong những tháng cuối năm, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 439/CT-TCHQ, thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, phấn đấu thu NSNN đạt cao nhất.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát kiểm tra thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa....

Trong đó, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện ngăn chặn việc vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá; hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu; tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (hàng quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu…).

Chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2022 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tăng số lượng ngân hàng phối hợp thu và nộp thuế điện tử 24/7 và thực hiện chương trình doanh nghiệp nhờ thu.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra nội bộ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, CBCC, viên chức và người lao động trong toàn Ngành.

Liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau khi giảm 2% thuế GTGT), thống kê từ Cục Thuế xuất nhập khẩu cho thấy, tính đến hết ngày 30/6/2022, tổng số tiền thuế GTGT phải thu theo khai báo là 31.981,46 tỷ đồng và số thuế GTGT tính đến thời điểm hiện tại đã được giảm là 7.995,365 tỷ đồng.

分享到: