【bảng xếp hạng 2 bóng đá đức】Đưa công nghệ vào nghề mộc truyền thống

CÔNG NGHỆ GIẢI PHÓNG SỨC LAO ĐỘNG

Trước đây,Đưacocircngnghệvagraveonghềmộctruyềnthốbảng xếp hạng 2 bóng đá đức trong quá trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, tất cả công đoạn chạm, đục, điêu khắc gỗ chủ yếu phải làm thủ công. Để hoàn thành 1 sản phẩm chạm khắc tinh xảo tốn nhiều thời gian, công sức, làm tăng giá thành, vì vậy cũng khó cạnh tranh. Sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Linh ở ấp 1, xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh đã đầu tư gần 250 triệu đồng mua máy điêu khắc gỗ CNC. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực khắc gỗ nghệ thuật. Loại máy điêu khắc điều khiển hoàn toàn tự động này đã hỗ trợ đến 70% công đoạn tại xưởng mộc, năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với một thợ đục lành nghề. Bởi thợ phải cần thời gian nghỉ ngơi nhưng máy thì có thể làm liên tục nhiều giờ vì có hệ thống gồm 6 đầu đục cùng 1 hiệu lệnh và ra 6 sản phẩm như nhau, chuẩn đến từng chi tiết và tinh xảo hơn so với làm thủ công, vì vậy tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Một máy điêu khắc gỗ CNC điều khiển hoàn toàn tự động hỗ trợ đến 70% các công đoạn tại xưởng mộc của anh Nguyễn Linh

“Từ khi đầu tư máy móc công nghệ vào sản xuất, giá trị và lượng tiêu thụ các sản phẩm đã tăng lên gấp 2, có thời điểm gấp 3. Sản phẩm làm ra đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về hoa văn, họa tiết cần điêu khắc trên sản phẩm đồ gỗ dân dụng…” - anh Linh khẳng định.

Đục 1 bức tranh nhiều họa tiết như trống đồng Đông Sơn, 1 người thợ lành nghề phải mất cả tuần mới xong. Thế nhưng với chiếc máy chạm khắc gỗ công nghệ CNC thì chỉ mất khoảng 2 ngày để hoàn thành, giá thành vì thế cũng rẻ hơn so với đục, chạm thủ công truyền thống.

Anh Nguyễn Linh, ấp 1, xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh

Hiện nay, nghề mộc đã có sự thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng, cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ. Thoát khỏi những khuôn phép cũ, máy móc công nghệ đã tạo cho những sản phẩm có nét đặc trưng riêng, khác biệt. Các sản phẩm luôn được sáng tạo với nhiều mẫu mã mới. Đặc biệt, máy móc kết nối internet có thể lựa chọn nhiều mẫu mã trên mạng hoặc có thể thiết kế mẫu riêng, độc đáo, thể hiện được kỹ năng, trình độ công nghệ của người thợ trên từng sản phẩm. Với hệ thống máy thông minh này, anh Linh có thể thiết kế sản phẩm có họa tiết phức tạp và theo ý tưởng, yêu cầu của khách hàng. Hiện máy khắc gỗ CNC cùng với một số thiết bị khác như máy chà, máy cắt, máy đục… đang chiếm khoảng 50% công đoạn sản xuất của xưởng mộc.

Anh Trần Văn Chính, công nhân xưởng mộc Nguyễn Linh cho biết: Nói là chạm khắc bằng máy, tuy nhiên khi máy xong việc cũng là lúc cần đến đôi bàn tay của người thợ. Muốn sắc nét, đẹp và tinh xảo hơn, vẫn cần người thợ chỉnh sửa, trau chuốt lại mới có được sản phẩm hoàn thiện giao cho khách hàng. Máy móc hỗ trợ không chỉ gia tăng năng suất, đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn bảo đảm an toàn cho người lao động.

GIÁ TRỊ MỚI TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất đồ gỗ. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ gỗ áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Điều đó cho thấy sự nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ vào ngành nghề truyền thống. Thị trường rất cần sản phẩm đẹp, chất lượng và sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn với giá thành rẻ. Chỉ khi đầu tư máy móc cùng với tay nghề thợ sẵn có, sản phẩm sẽ đạt độ tỉ mỉ, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Như xưởng đục gia công của anh Nguyễn Văn Tuấn ở khu phố Ninh Thạnh, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, mặc dù có hàng chục đơn hàng mỗi tháng nhưng cả xưởng chỉ có mình anh Tuấn phụ trách. Thay vì phải thuê nhân công hoặc tốn công sức để hoàn thành sản phẩm trong nhiều ngày, thì nay nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, một mình anh vẫn có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm hoàn chỉnh theo ý muốn trong một khoảng thời gian ngắn. “Một máy khắc gỗ CNC này có thể thay thế khoảng 4 lao động, vì vậy giúp tôi giải quyết thực trạng khó tìm lao động ở nông thôn” - anh Tuấn tự tin.

Trước đây, kinh doanh truyền thống thì phải đợi khách hàng tìm đến nhưng bây giờ các cơ sở mộc đã chủ động hơn bằng việc tận dụng mạng xã hội, website… để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Nghề mộc trước đây cần những thợ lớn tuổi, lành nghề nhưng nay với sự hỗ trợ của máy móc công nghệ, ngày càng có nhiều người trẻ chọn nghề mộc để khởi nghiệp. 

Thủ công mỹ nghệ không phải là nghề mới, song với việc kịp thời nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, rất nhiều cơ sở gỗ mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đã tìm thêm hướng đi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thúc đẩy nghề gỗ mỹ nghệ phát triển theo hướng hiện đại thì việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là xu hướng tất yếu, phù hợp với xu thế thị trường vì sản phẩm làm ra chất lượng sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy nghề gỗ mỹ nghệ phát triển theo hướng hiện đại.