【tỉ số trực tiếp hôm nay】Sở hữu chéo ngân hàng ở ta như một ma trận

* Thưa ông,ởhữuchéongânhàngởtanhưmộtmatrậtỉ số trực tiếp hôm nay quá trình tái cơ cấu ngân hàng nhận được nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vụ việc mới đây liên quan đến Ngân hàng Oceanbank liệu có khiến ông lo ngại về tác động của nó hay không?

- Tôi thấy không có vấn đề gì, vì mọi việc đã nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hiện nay ai vi phạm, vi phạm gì NHNN đã có, Đoàn Giám sát cũng đã nắm hết, việc xử lý lúc nào, kiểm tra và giám sát lúc nào chúng ta đều đã có phương án nên mọi việc vẫn bình thường.

Cụ thể là chúng ta xử lý 7 ngân hàng ra khỏi hệ thống trong số 40 ngân hàng mà thị trường hầu như rất an toàn. Đây là con số không nhỏ. Sắp tới khi Phương Nam sáp nhập vào Sacombank nữa là 8 ngân hàng được xử lý.

Đối với tái cơ cấu ngân hàng thì tôi thấy bước đi của NHNN đang rất chuẩn. Khách quan đánh giá là đang đi đúng bài, kể cả trong xử lý nợ xấu.

* Tuy nhiên có ý kiến cho rằng một số ngân hàng sau khi sáp nhập hoạt động chưa được tốt lắm, thưa ông?

- Đúng, và điều đó cũng nằm trong tầm kiểm soát và chúng ta đang tiếp tục kiểm soát. Trong bối cảnh kinh tế chưa phục hồi thì hệ thống ngân hàng cũng chưa phục hồi được, khi kinh tế phục hồi thì hệ thống ngân hàng mới phục hồi, đó là điều chắc chắn.

Sở hữu chéo ngân hàng ở ta như một ma trận
Nước ngoài có sở hữu chéo nhưng với tỷ lệ sở hữu công khai và với những luật định rất rõ nét.   ĐB Trần Hoàng Ngân

* Cũng có những trường hợp ngân hàng sau khi tái cơ cấu thì xảy ra những vấn đề lớn. Vậy ông đánh giá thế nào về trách nhiệm trong quá trình tái cơ cấu?

- Tôi nghĩ là những người làm sai đã và đang bị xử lý. Với những tồn tại như trước đây, quá trình tái cơ cấu chỉ có thể xấu ít hay xấu nhiều chứ không thể toàn tốt đẹp.

Một khi vụ việc đã được đưa ra ánh sáng, tức là những người chịu trách nhiệm sẽ bị xử lý, chứ không bao che.

* Phải chăng khâu giám sát và phòng ngừa ngay từ đầu trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chưa tốt nên mới xảy ra những vấn đề như vậy, thưa ông?

- Trước đây, bong bóng thị trường tiền tệ quá lớn, thị trường tài chính phát triển quá nhanh, nên hầu như chúng ta “ngủ quên trên chiến thắng”, tình trạng cho vay dưới chuẩn đã xảy ra, từ đó xảy ra nợ xấu.

Đó là giai đoạn mà chúng ta đã quá nới lỏng, đặc biệt là từ giai đoạn 2001 – 2007. Tuy nhiên bây giờ tình hình đã khác, công tác quản trị đã thay đổi nhiều.

* Vừa qua có việc một số tập đoàn tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, kể cả doanh nghiệp (DN) tư nhân và DN nhà nước, tuy nhiên sau đó lại dùng vốn đó để tài trợ phần nhiều cho các hoạt động của mình. Và cũng có chuyện góp vốn vào nhiều ngân hàng, gây ra sở hữu chéo, ông đánh giá thế nào về tình hình này?

- Chính vì thế bây giờ chúng ta đã thực hiện quá trình tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu DN nhà nước và thực hiện thoái vốn, tuy nhiên quá trình thoái vốn còn chậm. Sắp tới, Quốc hội sẽ có một ngày thảo luận về tái cơ cấu, tôi sẽ có ý kiến về vấn đề này.

Trước đây lúc tình hình tốt, không ai nói chuyện đó là xấu, chỉ khi tình hình xấu thì mọi việc mới xấu đi. Vấn đề bây giờ là phải sắp xếp lại, tái cơ cấu, cái nào hiệu quả, không hiệu quả, phải thoái vốn. Đó là điều phải chấp nhận.

Khi đó thị trường đang hưng phấn, ai cũng tưởng làm giàu đến nơi. Lạc quan quá nên thiếu kiểm soát. Bây giờ chúng đã tăng trưởng trở lại, đồng thời phải kiểm soát không để trở lại bong bóng tài chính, bất động sản như trước.

* Sở hữu chéo ở các ngân hàng Việt Nam có khác gì với sở hữu chéo ở nước ngoài không, thưa ông?

- Nước ngoài cũng có sở hữu chéo, nhưng với tỷ lệ sở hữu công khai và với những luật định rất rõ nét. Còn chúng ta thì đang hoàn thiện thể chế để giảm bớt sở hữu chéo, dù sở hữu chéo là đương nhiên.

Ví dụ nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ở Việt Nam cũng là sở hữu chéo. Nhưng “chéo” phải minh bạch, còn của mình “chéo” dẫn đến thắt lại và rối luôn, như một ma trận. Nên phải tháo từng món, tháo trên cơ sở an toàn hệ thống. Đó là vấn đề ổn định vĩ mô. Vì vậy, tôi thấy đây là một thành công và chúng ta đang đi đúng hướng.

* Thưa ông, có ý kiến là các ngân hàng đang phải trả giá, dùng lợi nhuận của mình để xử lý nợ xấu, để tồn tại ?

- Đúng. Như các bạn đã biết, vừa qua quan điểm của chúng ta là không lấy "tiền tươi thóc thật" để xử lý nợ xấu, mà quan điểm là buộc các ngân hàng thương mại phải lấy lợi nhuận để trả cho nợ xấu. Trong năm nay, các ngân hàng thương mại đã dành 90.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu.

Như vậy có thể thấy lợi nhuận ngân hàng giảm nhiều. Đó là sự hy sinh và ngân hàng còn phải trả giá nữa, phải chịu trách nhiệm với nợ xấu của mình bằng việc trích dự phòng rủi ro. Tôi thấy điều đó là đúng.

* Xin cảm ơn ông./.

Hoàng Yến

Cúp C2
上一篇:Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
下一篇:Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động