【kết quả trận hertha berlin】Vành đai 3 TP.HCM gặp khó khăn vì thiếu vật liệu cát san lấp
Những ngày cuối tháng 3,ànhđaiTPHCMgặpkhókhănvìthiếuvậtliệucátsanlấkết quả trận hertha berlin tại công trường thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, các công nhân, kỹ sư cùng máy móc đang tất bật xây dựng các gói thầu.
Theo quan sát, các nhà thầu huy động tối đa công nhân và máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục kết cấu cầu như cọc khoan nhồi, bệ thân trụ… Trong khi đó, phần đường vẫn chưa thể triển khai hoặc triển khai nhưng cầm chừng do nguồn cung vật liệu cát đắp nền (cát san lấp) gặp khó khăn.
Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết, toàn bộ dự án Vành đai 3 TP.HCM cần 9,3 triệu khối cát. Trong năm 2024, dự án cần khoảng 7 triệu khối, riêng TP.HCM cần khoảng 4,7 triệu khối và rơi vào thời gian từ quý 2,3 và 4.
Theo ông Phúc, suốt thời gian qua, TP.HCM đã chủ động lập Tổ công tác để làm việc với các tỉnh khu vực miền Tây nhằm tìm nguồn cát cho dự án Vành đai 3. Đến nay, có ba địa phương là Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang thông báo có 60 mỏ trên địa bàn đã kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu và được đưa vào danh sách cụ thể để sẵn sàng cung cấp phục vụ các dự án trọng điểm.
Cụ thể, các mỏ cát tại Tiền Giang có thể đáp ứng khoảng 2 triệu m3, còn lượng cát tại sông Ba Lai (Bến Tre) cho khai thác hơn 10 triệu m3. Các tỉnh cũng có chủ trương sử dụng số cát này phục vụ dự án Vành đai 3 TP.HCM.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là việc hoàn chỉnh thủ tục, cụ thể hóa cho từng mỏ này và vạch ra tiến độ chi tiết để giao sớm nguồn cát cho các nhà thầu thi công.
Lãnh đạo Ban Giao thông nhận định nguồn cát san lấp gặp khó khăn đã gây ảnh hưởng đến các hạng mục thi công, tiến độ chung của dự án.
Trong thời gian chờ đợi nguồn cát có thể dồi dào vào quý 2 này, phía chủ đầu tư đã làm việc với các nhà thầu để đẩy nhanh tối đa các hạng mục không chờ cát như khoan, cọc, phần kết cấu cầu.
“Riêng các hạng mục đường song hành thì sẽ tiếp tục cùng nhà thầu chủ động giải quyết khó khăn, đưa ra các phương án tạm thời, thi công cầm chừng theo kiểu cuốn chiếu”, ông Phúc thông tin.
TP.HCM muốn 6 tỉnh chia sẻ cát làm dự án Vành đai 3
Liên quan đến việc này, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có văn bản kiến nghị lãnh đạo Chính phủ tháo gỡ khó khăn về cát san lấp phục vụ dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì tổ chức buổi làm việc với Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương để điều phối nguồn cát đắp nền đường phục vụ dự án.
UBND TP cũng đề nghị UBND thuộc 6 tỉnh gồm Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang thống nhất chủ trương dành một phần trữ lượng cát đắp nền đường từ các mỏ cát của tỉnh để cung cấp cho dự án đường Vành đai 3.
Đồng thời, các tỉnh cũng hỗ trợ đẩy nhanh thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản để kịp thời cung cấp cho dự án vào quý 2/2024.
Về phần vật liệu cát đắp nền đường đã được các địa phương cam kết cấp cho các dự án cao tốc khác (cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng,..), UBND TP đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ, rà soát để cân đối chia sẻ một phần khối lượng cho dự án Vành đai 3 theo hướng dự án nào tiến độ cấp thiết và nhu cầu tới trước sẽ cung cấp vật liệu trước. Việc này để đảm bảo triển khai đồng bộ các dự án cao tốc theo từng giai đoạn cho phù hợp.
Vành đai 3 TP.HCM được khởi công vào tháng 6/2023 có chiều dài 76km đi qua địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trong giai đoạn một, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn cao tốc cùng đường song hành, tổng mức gần 75.400 tỷ đồng.
Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.
Tính đến tháng 2 năm nay, khối lượng Vành đai 3 qua TP.HCM đạt hơn 11%, qua tỉnh Bình Dương đạt 18% và Long An đạt 25% khối lượng. Riêng dự án qua tỉnh Đồng Nai mới đạt 2% khối lượng.
Theo kế hoạch, dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ hoàn thành cơ bản, thông xe dự án cuối năm 2025, khai thác toàn tuyến năm 2026.