【ket qua attalanta】Không điều chỉnh các tài sản tiền tệ trong luật về tài sản công

时间:2025-01-25 22:28:37来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

TV6

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý,ôngđiềuchỉnhcáctàisảntiềntệtrongluậtvềtàisảncôket qua attalanta sử dụng tài sản nhà nước. Ảnh: H.Y

Giao Chính phủ quy định các định mức, tiêu chuẩn về sử dụng tài sản công

Báo cáo về phương án giải trình, tiếp thu chỉnh lý những vấn đề lớn và những vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật như về khái niệm, phạm vi điều chỉnh, phân loại tài sản công theo cơ quan quản lý và mục đích sử dụng, thẩm quyền quyết định…

Về phân loại tài sản công, Thường trực UBTCNS và Cơ quan soạn thảo thống nhất tiếp thu, giải trình theo hướng, dự thảo luật phân loại tài sản công theo các nhóm tài sản có cùng các tiêu chí mục đích sử dụng, đặc tính và yêu cầu quản lý của tài sản bao gồm: Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Tài sản công phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Tiền thuộc NSNN, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối của nhà nước; Tài sản là tài nguyên. Đồng thời, tại mỗi nhóm tài sản lại được chia thành các loại căn cứ các tiêu chí như ý kiến của đại biểu.

Về tiêu chuẩn định mức tài sản công tại cơ quan,đơn vị, một số ý kiến đề nghị luật hoá các quy định đã thực hiện ở văn bản dưới luật vào Dự thảo luật, như các nội dung về định mức xây trụ sở, chức danh sử dụng xe công, giá trị xe, tiêu chuẩn phòng làm việc,... Giải trình về vấn đề này, UBTCNS và cơ quan soạn thảo cho rằng, để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và yêu cầu quản lý, nên các yếu tố này thường xuyên phải điều chỉnh theo cho phù hợp, do đó đề nghị giao Chính phủ quy định. Riêng về mức khoán xe công đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách, Thường trực UBTCNS và cơ quan soạn thảo xin bổ sung thẩm quyền của UBTVQH trong việc khoán kinh phí xe ô tô đối với các đại biểu chuyên trách.

Bên cạnh đó, dự án Luật còn 2 vấn đề có ý kiến khác nhau là về xử lý nguồn thu từ xử lý, thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai và thẩm quyền quyết định việc xử lý, thanh lý, điều chuyển…

Đa số ý kiến của Thường trực UBTCNS đề nghị quy định theo hướng, toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào NSNN, chi phí xử lý tài sản bố trí trong dự toán của cơ quan theo quy định. Còn ý kiến của cơ quan soạn thảo đề nghị quy định theo hướng, số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí, được nộp toàn bộ vào NSNN.

Về thẩm quyền quy định về mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy, ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; khai thác, sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; phân cấp thẩm quyền quyết định đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cũng còn ý kiến khác nhau.

Thường trực UBTCNS đề nghị không giao Chính phủ quy định phân cấp thẩm quyền về các nội dung trên và quy định thẩm quyền cụ thể ngay trong Dự thảo. Ý kiến của cơ quan soạn thảo cho rằng, do đặc thù các loại tài sản công rất phong phú, đa dạng, được giao cho rất nhiều cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ khác nhau, quy mô khác nhau ở từng địa phương. Do đó, cần thiết để Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định các nội dung trên nhằm tạo sự chủ động trong điều hành. Bên cạnh đó, việc quy định Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định các vấn đề trên đã được quy định tại Luật QLSDTSNN hiện hành và trong thực tiễn thực hiện không phát sinh bất cập.

Tạm nộp các khoản thu từ xử lý tài sản công vào Kho bạc Nhà nước

Thảo luận tại UBTVQH, nhiều ý kiến đồng tình với nội dung dự thảo Luật. Một số ý kiến đã đưa ra các đề xuất, gợi ý cho những vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Nhất trí với dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng với 10 chương, 37 điều, dự án Luật đã sửa đổi cơ bản luật hiện hành với nội dung bao quát, đầy đủ hơn, khắc phục được nhiều bất cập của luật hiện hành. Cho ý kiến về nội dung chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên giao cho Chính phủ là cơ quan quản lý và quy định thống nhất và, bao gồm cả khoán xe công cho đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Về nguồn thu từ xử lý tài sản công, trước các ý kiến còn khác nhau về tính hợp lý của việc khấu trừ chi phí, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị nên nộp các khoản thu này vào Kho bạc Nhà nước tạm giữ, sau đó, cơ quan lập dự toán các khoản chi phí, khi được phê duyệt sẽ trừ vào khoản thu được, phần còn lại sẽ nộp ngân sách. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản thu, chí đồng thời đảm bảo đúng quy định dự toán. Đây cũng là phương án được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ

Sau khi thảo luận, UBTVQH nhất trí cơ bản với dự thảo luật. Theo đó, sẽ đổi tên Luật QLSDTSNN thành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Về khái niệm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị vẫn giữ nguyên khái niệm tài sản công cho phù hợp với Hiến pháp. Tuy nhiên, phạm vi quản lý bổ sung nội dung không điều chỉnh với các tài sản có hình thái tiền tệ như các quỹ ngân sách, ngoại hối...

Về thẩm quyền quy định, UBTVQH thống nhất phương án của cơ quan soạn thảo, giao cho Chính phủ quy định cho phù hợp với từng loại tài sản, từng cấp, từng thời kỳ, bao gồm cả quy định về khoán xe công cho đại biểu Quốc hội chuyên trách.

H.Y

相关内容
推荐内容