【kqbd giao hữu quốc tế hôm nay】Công nghệ và thương mại sẽ đưa Việt Nam lên một vị thế mới

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:25:36
Công nghệ và thương mại sẽ đưa Việt Nam lên một vị thế mới
Xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2021.

PV: Nhìn lại 2021, ông có bình luận gì về nền kinh tế Việt Nam trong năm thứ 2 của đại dịch Covid-19? Ông nhìn nhận như thế nào về những thay đổi của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19?

TS. Nguyễn Hoàng Bảo:Trong năm 2021, kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh của dịch bệnh, từ cả bên ngoài và bên trong. Bên ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, thương mại, du lịch và chuyển tiền đều giảm. Bên trong, cung cầu giảm mạnh. Phía cung chịu tác động mạnh của giãn cách xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng, hệ sinh thái của doanh nghiệp không hoạt động. Bên cạnh đó, giá xăng dầu, sắt thép, nguyên vật liệu thế giới tăng nhanh, cũng như chi phí phòng chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Phía cầu, tiêu dùng trong nước giảm do thu nhập, việc làm giảm.

Công nghệ và thương mại sẽ đưa Việt Nam lên một vị thế mới
TS. Nguyễn Hoàng Bảo

Dưới tác động của dịch bệnh, các thay đổi trong nền kinh tế có cả 2 chiều kích: tiêu cực lẫn tích cực. Về tác động tiêu cực: thất nghiệp tăng, hoạt động kinh tế giảm, phân hóa xã hội sâu sắc... Tuy nhiên, dịch bệnh cũng mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Đơn cử như giao dịch kinh tế chuyển sang kênh hiện đại hơn, đó là giao dịch trực tuyến; áp lực làm cho doanh nghiệp chuyển sang chuyển đổi số; cơ hội vàng để sàng lọc tốt, cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nền kinh tế giữ lại những tinh hoa, có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình mới…

PV:Tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều bất trắc và đã có nhiều lo ngại về rủi ro lạm phát cho bức tranh kinh tế năm 2022. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Hoàng Bảo:Tôi tránh bàn về lạm phát vì khi nói về lạm phát thì kỳ vọng lạm phát của đám đông sẽ làm thay đổi hành vi đầu tư của đám đông và cuối cùng sẽ tác động lên nền kinh tế. Xung quanh điều này, tôi có một số nhận định sau: Có lạm phát cấu trúc trong nền kinh tế. Một số mặt hàng tăng giá và một số mặt hàng giảm giá. Con số CPI là con số trung bình có trọng số, trong rổ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình trước đây. Nền kinh tế chưa vận hành đúng chức năng, do tác động của đại dịch, cho nên hoạt động kinh tế chưa đầy đủ, do đó khó đánh giá về mức lạm phát hiện hành. Một số đầu vào tăng giá, như xăng dầu, vật liệu xây dựng, làm cho lạm phát chi phí đẩy ở các ngành có bổ sung và có liên quan; đồng thời do đứt gẫy chuỗi cung ứng cũng làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp vận hành theo hệ sinh thái, bổ sung và hỗ trợ cho nhau về đầu vào và đầu ra. Một số doanh nghiệp không hoạt động, làm cho các doanh nghiệp không thể phục hồi nhanh. Đánh giá lạm phát trong trường hợp này thì thường dưới mức đề ra.

PV:Các rủi ro thường cũng đi đôi với cơ hội. Vậy theo ông triển vọng cho kinh tế Việt Nam năm 2022 là gì?

TS. Nguyễn Hoàng Bảo:Bên cạnh những thách thức như đã phân tích ở trên, tôi cho rằng, năm 2022 vẫn có nhiều triển vọng cho kinh tế Việt Nam. Một trong những triển vọng đó là đầu tư công sẽ thúc đẩy kích cầu nền kinh tế qua tạo việc làm, thu nhập.

Tiếp đó, kinh tế sẽ phục hồi trở lại nếu đi song hành với kiểm soát dịch bệnh. Một triển vọng nữa là chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học hỏi máy móc, sử dụng dữ liệu lớn, liên kết và hợp tác mới, sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước với hệ thống chính trị của mình, tất cả sẽ thay đổi theo hướng chuyển đổi số này, giúp nâng cao năng suất lao động trên tổng thể.

PV: Về việc triển khai đề án tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, ông có khuyến nghị chính sách gì để chúng ta có thể thực hiện tốt đề án này?

TS. Nguyễn Hoàng Bảo:Chuyển đổi sang nền kinh tế số là định hướng phù hợp với thời đại. Công nghệ và thương mại sẽ đưa Việt Nam lên vị thế mới ở châu Á và thế giới. Trong khuôn khổ của trao đổi này, tôi xin nhấn mạnh về công nghệ. Nhiều vấn đề cần thảo luận vì các thay đổi hiện nay không có một hình mẫu phát triển nào đi trước. Thay đổi công nghệ lần này sẽ liên quan đến hệ sinh thái đa ngành, trong khi đó mỗi một cá nhân, kể cả các nhà khoa học, nhà chính trị gia, chỉ có thể hiểu một cách rời rạc, đơn lẻ.

Máy móc không chỉ học tinh hoa của một người mà là của nhiều người, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, kết hợp lại, tích hợp, đưa ra hướng dẫn hoàn hảo tối ưu hoặc xấp xỉ tối ưu trên cục diện tổng thể. Máy móc chắc chắn sẽ bỏ rơi con người, chứ không còn thay thế con người như thế kỷ trước. Nhiều lao động, không tránh khỏi, sẽ bị đẩy vào cái thế vô dụng và thừa thãi. Câu hỏi đặt ra là người lao động thay đổi như thế nào để thích ứng? Người lao động chỉ có thể có 2 lựa chọn. Một là, sáng tạo và phát minh theo nhịp thời đại, khi máy móc chưa học hỏi kịp. Tuy nhiên, con đường này tính khả thi kém hơn. Hai là, vận hành trí tuệ nhân tạo, tích hợp kiến thức bậc cao. Con đường này khả thi hơn, nhưng nhu cầu xã hội không nhiều cho lao động này. Không có giải pháp trung dung giữa 2 lựa chọn này.

PV: Xin cảm ơn ông!

3 động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2022, triển vọng kinh tế Việt Nam có 3 động lực tăng trưởng mới. Đó là động lực tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu; thứ hai, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế xanh; thứ ba là nhu cầu trong nước. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao hơn và có tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh, nhu cầu trong nước sẽ được thúc đẩy. Chính những yếu tố này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế.

顶: 1踩: 1591