【tỷ số bóng đá đang diễn ra】Nhiều thông tin hay được cung cấp
Sự kiện lớn nhất của giới khảo cổ học
Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) là cơ quan cao nhất về di sản khảo cổ và khảo cổ học của khu vực. Hội hoạt động vì mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu về thời tiền sử Đông Á và khu vực Thái Bình Dương,ềuthôngtinhayđượccungcấtỷ số bóng đá đang diễn ra duy trì trao đổi học thuật và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu tiền sử. IPPA tổ chức hội nghị quốc tế bốn năm một lần. Mỗi kỳ đại hội được coi là hoạt động lớn nhất trên thế giới dành riêng cho khảo cổ học ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đồng thời, là diễn đàn khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới. Đại hội lần thứ 21 sẽ tập trung hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học từ 53 quốc gia trên thế giới về tham dự.
Ban tổ chức cung cấp thông tin tại buổi họp báo
Đại hội diễn ra từ ngày 23 đến 28/9. Tại phiên khai mạc, đại diện lãnh đạo của 2 đơn vị đồng Chủ tịch IPPA là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh thừa Thiên Huế, sẽ có bài phát biểu. Về chuyên môn, PGS.TS Nguyễn Giang Hải (Giám đốc Viện Khảo cổ học) có bài trao đổi “Những nghiên cứu gần đây của khảo cổ học Việt Nam” và TS. Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) có bài nêu về “Di sản văn hóa Huế và công tác bảo tồn”. Theo TS. Phan Thanh Hải, nếu như bài trao đổi của PGS. TS. Nguyễn Giang Hải là đóng góp của khảo cổ học Việt Nam với khảo cổ học khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và thế giới, thì phần trình bày của ông là cơ hội quan trọng để quảng bá di sản văn hóa Huế ra khắp thế giới, thông qua các nhà nghiên cứu về khảo cổ học.
GS.TS. Ian Lilley, Tổng Thư ký IPPA
Năm 2009, lần đầu tiên đại hội IPPA được tổ chức tại thủ đô của Việt Nam và chưa đầy 10 năm sau, sự kiện lớn này lại được chọn tổ chức lần thứ hai ở cùng một đất nước. GS.TS. Ian Lilley, Tổng Thư ký IPPA nhấn mạnh đó là điều rất hiếm có đối với nhiều quốc gia khác. TS. Phan Thanh Hải, Tân Chủ tịch IPPA, nói thêm: Huế là vùng đất có sự giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới, trong đó có hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Hy vọng qua sự kiện quan trọng này, Cố đô Huế sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên góc độ khảo cổ học. Với mong muốn đó, trong dịp này Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học về tham dự Đại hội IPPA lần thứ 21 tham quan, tìm hiểu và khám phá về di sản văn hóa cố đô Huế.
Đá cũ An Khê – niềm tự hào của Việt Nam
Sau khi Đại hội lần thứ 21 của IPPA kết thúc, trong hai ngày 29 và 30/9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp tổ chức Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 53. Đây là dịp sinh hoạt thường niên đông đủ nhất của giới khảo cổ học Việt Nam, nhằm công bố những phát hiện mới nhất về khảo cổ học trong một năm. Dự kiến có hơn 350 nhà khảo cổ học Việt Nam và quốc tế tham dự sự kiện này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những phát hiện khảo cổ mới trong năm qua, PGS. TS. Nguyễn Giang Hải đã giới thiệu bước đầu về sơ kỳ thời Đá cũ An Khê, một phát hiện có tiếng vang lớn và là niềm tự hào của khảo cổ học Việt Nam.
Nhà báo đặt câu hỏi về hoạt động của ngành khảo cổ
“Có thể nói, việc tìm thấy các di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê (Gia Lai) là phát hiện được cả thế giới trông mong. Việc này thực sự đã nâng tầm khảo cổ học Việt Nam lên một vị thế vô cùng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Hơn 50 năm trước, có một phát hiện tương tự ở vùng Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc), đem lại niềm tự hào rất lớn cho các nhà khảo cổ học Trung Quốc. Không một quốc gia nào ở châu Á phát hiện ra di tích thời đại này cho đến khi Việt Nam tìm thấy dấu vết ở An Khê”, PGS. TS. Nguyễn Giang Hải nói.
Kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê có niên đại cách ngày nay từ 700.000 đến 900.000 năm. Phát hiện này đã cung cấp nhiều tư liệu mới, làm thay đổi một số nhận thức về lịch sử văn hóa giai đoạn cổ xưa nhất của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Các cuộc khai quật này do cán bộ Viện Khảo cổ học, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Gia Lai và Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga phối hợp thực hiện trong các năm 2015-2016.
Liên quan đến phát hiện này, PGS. TS Nguyễn Giang Hải cung cấp thêm thông tin thú vị về Viện sĩ Annatoly Derevianko, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga). Viện sĩ Annatoly đã hơn 80 tuổi, là một trong những nhà khảo cổ học thời đại Đá cũ hàng đầu trên thế giới còn lại. Gần như cả cuộc đời, Viện sĩ chỉ dành để hoàn thiện các bản đồ về sự tiến hóa của lịch sử loài người. Đến khi phát hiện được các di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê, ông bảo: Đến đây, tôi đã có thể dừng sự nghiệp của mình được rồi.
Thông tin chi tiết về phát hiện này sẽ được các nhà khoa học cung cấp đầy đủ tại hai sự kiện quan trọng trên.
Bài, ảnh: Đồng Văn