>>Bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng: Vẫn tiếp tục 'tắc'!
Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015,ùiSĩLợiTănglươngtốithiểulàhợplýlịch thi đấu j league 1 ngày 27/8, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo chí về chủ đề này.
PV: Thưa ông, hiện nay VCCI và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vẫn chưa thể thống nhất mức tăng tiền lương tối thiểu (TLTT) cho năm 2016. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Ông Bùi Sĩ Lợi:Theo tôi, việc tăng TLTT phải cân nhắc hài hoà các lợi ích. Theo điều 90 của Bộ luật Lao động, mức TLTT là mức tiền lương thấp nhất của chủ lao động trả cho người lao động theo quy định của Chính phủ, đảm bảo 3 yêu cầu: nhu cầu sống tối thiểu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, và mức tiền lương trên thị trường lao động.
Nếu chúng ta "làm ít ăn nhiều" thì không có tích luỹ, còn "làm nhiều ăn ít" thì không đáp ứng việc tái sản xuất sức lao động. TS Bùi Sĩ Lợi |
Hiện nay, thị trường lao động của chúng ta đang hoàn thiện nên cần có lộ trình và đảm bảo hài hoà lợi ích các bên. Chi phí lao động của DN Việt Nam chiếm bình quân 18% giá thành sản phẩm, cao hơn so với mức trong khu vực ASEAN là 16%. Tức là chi phí lao động của chúng ta đang cao hơn, do năng suất lao động quá thấp.
Về nguyên tắc, tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu chúng ta "làm ít ăn nhiều" thì không có tích luỹ, còn "làm nhiều ăn ít" thì không đáp ứng việc tái sản xuất sức lao động.
Theo tôi, VCCI và đại diện Công đoàn nên xác định mức TLTT tăng lên khoảng 10% là hợp lý. Không nên cho rằng, sự đấu tranh giữa hai bên là xung đột, căng thẳng mà là sự hài hoà lợi ích, hướng về sự phát triển, nên phải có sự thông cảm và chia sẻ giữa người lao động và chủ lao động.
PV: Ông lấy cơ sở nào để đánh giá tăng lương 10% là hợp lý?
Ông Bùi Sĩ Lợi:Trước đây, tôi cho rằng có thể ở mức 10 – 12%. Tuy nhiên qua phân tích tình hình 8 tháng đầu năm, tôi thấy rằng mức 10% là hợp lý. Chỉ số giá tiêu dùng vừa qua đạt 2%, những tháng cuối năm, lạm phát có thể đạt 4%. Yếu tố tăng năng suất lao động khoảng 3,7% đến 4% và tôi cho rằng phải cộng thêm 2% để khuyến khích tăng năng suất lao động.
Như vậy, tổng cộng lại thì mức tăng 10% là hợp lý, vừa đảm bảo cho các DN tồn tại và phát triển, giữ việc làm cho người lao động, đảm bảo kinh tế xã hội ổn định. Việc tăng lương 10% với người lao động cũng đảm bảo nhu cầu và lộ trình là đến năm 2018, TLTT mới đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Như vậy, mức tăng này hài hoà lợi ích của 3 chủ thể, người lao động, chủ lao động và Nhà nước, các bên cùng chia sẻ để phát triển.
PV: Ông có nói việc tăng lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động, và năng suất lao động của chúng ta đang thấp. Nhưng việc tăng năng suất lại không hoàn toàn do người lao động mà có thể do giới chủ không đầu tư, cải tiến công nghệ…?
Ông Bùi Sĩ Lợi: Năng suất lao động do hai tiêu chí, kỹ năng của người người lao động và trình độ quản trị, công nghệ. Nhưng TLTT là mức thấp nhất chủ lao động trả người lao động trong điều kiện bình thường, nên không nên đặt TLTT vào yêu cầu tăng năng suất lao động. TLTT là để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu chứ không hoàn toàn đảm bảo tăng năng suất lao động.
Như tôi đã nói, một trong 3 yếu tố của TLTT là tiền lương trên thị trường lao động, tức là do quan hệ cung cầu lao động trên thị trường quyết định. Đây là yếu tố quan trọng kích thích tăng năng suất lao động, giúp phát triển kinh tế xã hội. Năng suất lao động và tiền lương có mối quan hệ mật thiết, nhưng không tỷ lệ thuận và không hoàn toàn quyết định nhau.
PV: Thưa ông, các nước khác có quy định về TLTT như chúng ta hay không?
Ông Bùi Sĩ Lợi:TLTT là quy luật chung, bất cứ nước nào cũng có tiêu chuẩn để DN lựa chọn phương pháp và hình thức trả lương. Tuy nhiên, cách tính nhu cầu sống tối thiểu của các nước khác nhau.
Một số nước tính theo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và 50% người phụ thuộc, còn Việt Nam thì tính theo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và 70% người phụ thuộc. Như vậy là chúng ta cao hơn 20% so với các nước trong khu vực. Một đất nước có năng suất lao động đang thấp, tiền lương thấp mà an sinh xã hội đi trước một bước sẽ ảnh hưởng đến kinh tế.
Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ, tính toán. Cần tính xem người lao động gánh thêm người phụ thuộc bao nhiêu là đủ, nếu cao quá trong khi năng suất lao động thấp thì sẽ tạo điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, làm tăng trưởng chậm lại.
PV: Theo ông, việc tăng lương tối thiểu thêm 10% tác động thế nào đến ngân sách?
Ông Bùi Sĩ Lợi: Tăng lương 10% là cơ bản đáp ứng nhu cầu của người lao động theo lộ trình. Nếu tăng quá thì DN khó khăn, việc làm giảm, khi đó ngân sách cũng bị ảnh hưởng. Tiền lương là một trong các yếu tố giá thành, tiền lương cao thì việc hội nhập kinh tế sẽ khó khăn hơn, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động như đồng tiền mất giá, tỷ giá trong nước biến động… DN phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngân sách cũng bị ảnh hưởng. Nếu không nuôi dưỡng nguồn thu qua DN thì ngân sách càng khó khăn. Vì vậy, phải ưu tiên phát triển sản xuất, duy trì sự phát triển cho DN để tạo việc làm, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.
PV: Xin cảm ơn ông.
Hoàng Yến