Chuyển đổi số là tất yếu Ngành Giáo dục đang chịu tác động lớn do đại dịch,ĐềxuấtbỏthitốtnghiệpTHPTBộtrưởngBộGiáodụcnóigìkhông khoan nhượng bl tuy vậy không thể phủ nhận những thành tích mà ngành đã đạt được thời gian qua. | Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Nhật Hồng |
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục trong những năm qua là tinh thần thực chất đang lan tỏa và ngấm dần vào các hoạt động, từ quản lý nhà nước, ban hành chính sách cho tới các hoạt động quản lý, điều hành, chỉ đạo của địa phương và hoạt động tác nghiệp tại cơ sở giáo dục. Cụ thể, năm học 2021, chúng ta đã có những học sinh lớp 1 - lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, mạnh dạn hơn, chủ động hơn, đọc thông viết thạo, các em thích đến trường, mong muốn đến trường; Phụ huynh sau những băn khoăn ban đầu đã yên tâm và tin tưởng; giáo viên sau những bỡ ngỡ ban đầu đã nhập cuộc và làm chủ sự đổi mới. Năm 2021 cũng đánh dấu sự ổn định và đảm bảo về chất lượng giáo dục. Với một năm mà tới 2 đến 3 lần học sinh phải tạm dừng đến trường và phải học trực tuyến, học từ xa, trong khi điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, thì sự ổn định này có thể coi là một thành công. Giáo dục mũi nhọn tiếp tục có một năm để lại dấu ấn tại các kỳ Olympic khu vực và quốc tế, khi 37/37 học sinh dự thi đều có giải, trong đó 12 huy chương Vàng. Ở bậc đại học, vị trí của các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế được giữ vững cũng là một thành quả đáng ghi nhận. Một kết quả khác là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mặc dù đây là việc năm nào cũng làm, nhưng trong một năm nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự linh hoạt để thích ứng, tổ chức thành công 2 đợt của kỳ thi cho thấy nỗ lực không chỉ của ngành Giáo dục mà còn của toàn xã hội. Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng phương án đặc cách tốt nghiệp cho hơn 2.000 thí sinh vì dịch bệnh không thể dự thi. Nhìn theo hướng tích cực, dịch bệnh là cú hích thúc đẩy ngành giáo dục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt trong công tác dạy học trực tuyến, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy vậy, không phủ nhận chất lượng dạy học trực tuyến không thể hiệu quả như dạy học trực tiếp. Người đứng đầu ngành Giáo dục thừa nhận, hoạt động dạy học trực tuyến vẫn bộc lộ một số bất cập như: Kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học chưa được chuẩn bị bài bản, thống nhất; chưa chuyển đổi phù hợp với phương thức dạy học trực tuyến, truyền hình; thiếu học liệu. Việc dạy học trực tuyến hay dạy học truyền hình không thay thế được học trực tiếp đối với các cháu mầm non và chưa đáp ứng các yêu cầu chất lượng đối với các cháu tiểu học. Quá trình học trực tuyến đòi hỏi gia đình học sinh (bố, mẹ) tham gia hỗ trợ nhiều hơn, trong khi họ vẫn phải thực hiện các công việc khác. Đặc biệt, tâm lý và sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng khi phải dành hàng giờ trước màn hình tivi, máy tính để hoàn thành các nội dung học tập. Theo báo cáo của các địa phương, chất lượng học tập nói chung và học theo hình thức trực tuyến, truyền hình ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ đang diễn ra tại một số địa phương. Hệ thống bài giảng điện tử còn hạn chế và đang từng bước xây dựng; điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, nội dung và phương pháp dạy học trực tuyến, truyền hình còn hạn chế. Tình trạng thiếu các thiết bị công nghệ học trực tuyến, truyền hình và hạ tầng truyền thông diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hiện còn nhiều tỉnh, thành phố đang rất cần hỗ trợ máy tính, thiết bị học cho các em. Dù còn nhiều khó khăn nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dạy học trực tuyến là một hợp phần trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành Giáo dục. Mục tiêu của dạy học trực tuyến không phải để thay thế dạy học trực tiếp, mà đây là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của giáo dục, hòa nhập với phương thức giáo dục và đào tạo của thế giới. Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy và học, mà phạm vi rộng hơn. Ở đó, tất cả các hoạt động, quan hệ, thao tác sẽ vận hành cơ bản trên nền tảng số. Đây cũng là yếu tố cốt yếu thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý nhà nước về giáo dục và quản trị nhà trường, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho người dân, từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Có bỏ thi tốt nghiệp? Trả lời câu hỏi mà nhiều ý kiến nêu ra, nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tính đến phương án thi tốt nghiệp THPT online hoặc bỏ kỳ thi này như ý kiến của nhiều người, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, năm 2022, Bộ chủ trương giữ ổn định phương thức tổ chức thi, tuyển sinh như các năm 2020, 2021. | Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương giữ ổn định phương thức tổ chức thi, tuyển sinh như các năm 2020, 2021. |
Bộ cũng sẽ tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong chỉ đạo, tổ chức thi, tuyển sinh. Giai đoạn năm 2023 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham khảo ý kiến rộng rãi các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, giáo viên và học sinh để xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Kịch bản này được xây dựng trên yếu tố dự đoán dịch bệnh có thể kéo dài, đảm bảo thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi cử, tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29 và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường đại học tự chủ và chịu trách nhiệm về tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh và giám sát mạnh mẽ của xã hội. Nói về mục tiêu ưu tiên trong năm 2022, theo tư lệnh ngành Giáo dục, ngành sẽ triển khai thật tốt đổi mới giáo dục phổ thông, củng cố chất lượng dạy và học để ứng phó với dịch bệnh và tăng cường các kỹ năng số, văn hóa số cho học sinh. Đây là giải pháp căn cơ, lâu dài cho công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trong đó, phát triển mạnh mẽ và ưu tiên các trường thuộc khối công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là nhóm đào tạo về công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệplớn phát triển các trường đại học đào tạo về khối kỹ thuật và công nghệ; tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động nhất là giữa các doanh nghiệp và các trường đại học. Đồng thời ngành sẽ hỗ trợ kịp thời cho những sinh viên chậm tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường năng lực đào tạo, đưa các trường đại học trở lại đào tạo bình thường để có thể giải quyết được nguồn nhân lực trước mắt cho các năm 2022, 2023. Với những khó khăn mà đội ngũ giáo viên gặp phải trong đại dịch theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị, đề xuất tới Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và giáo viên. Trong đó, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng phương án đề xuất gói hỗ trợ để trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ người lao động và cơ sở giáo dục, với trị giá hơn 800 tỉ đồng. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ chung theo các quy định của Chính phủ, hiện nay, Bộ đang tiếp tục đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chínhđặc thù cho ngành Giáo dục. “Đồng thời, đề xuất Chính phủ xem xét, bố trí nguồn kinh phí để ngành Giáo dục chuyển trạng thái hoạt động thích ứng, ứng phó với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu. |