【ket qua hong kong】Hoá giải cơn khát điện mùa cao điểm ở miền Bắc
Dự kiến phụ tải tăng 15% trong mùa hè
TheágiảicơnkhátđiệnmùacaođiểmởmiềnBắket qua hong kongo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng năm nay đến muộn hơn mọi năm. Dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6, ở miền Bắc, nhất là khu vực Đông Bắc Bộ mới xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên.
Mặc dù chưa xuất hiện đợt nắng nóng cao điểm nhưng các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đó có EVNNPC đã xây dựng và triển khai các phương án cấp điện cho mùa hè năm 2022, đáp ứng mọi nhu cầu phụ tải, trong bối cảnh nguồn điện ở miền Bắc có thể gặp khó khăn.
Chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến "Đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc mùa hè năm 2022" vào sáng 28/5 do Báo Đầu tư tổ chức, ông Lê Văn Trang, Phó Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, các năm từ 2019 trở về trước, do chưa bị ảnh bởi dịch bệnh COVID, Tổng công ty vẫn đảm bảo cung ứng điện liên tục và kịp thời phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Cũng trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của miền Bắc luôn đạt cao nhất trong các đơn vị của .
Cụ thể, năm 2017 tăng trưởng 12,11%; năm 2018 tăng trưởng 12,09% và năm 2019 tăng trưởng 9,11%. Trong năm 2020 - 2021 dù bị ảnh hưởng bởi COVID 19 nhưng EVNNPC vẫn giữ được mức tăng trưởng điện thương phẩm tương đối tốt với 6,76% trong năm 2020 và 9,31% trong năm 2021.
Với thực tế năm 2022, dịch bệnh dần được khống chế, tăng trưởng điện thương phẩm của EVNNPC được dự kiến là khoảng 9%.
Với tình hình này, công suất đỉnh (Pmax) vào mùa hè ở miền Bắc (không kể Hà Nội) có thể đạt 16.950 MW, tức là tăng khoảng 15% so với năm 2021. Nhu cầu tăng cao nhưng các nguồn điện mới tại miền Bắc đưa vào hệ thống chưa được nhiều, do đó trong những ngày nắng nóng cực đoan, có thể tại một số thời điểm, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt công suất đỉnh.
Đây là vấn đề đã được EVN cũng như EVNNPC dự báo trước và đang nỗ lực triển khai nhiều phương án, đảm vận hành lưới điện an toàn, ổn định để đảm bảo cung ứng điện cho mùa hè năm 2022.
Cụ thể, ngay từ cuối năm 2021, EVNNPC đã đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện 110kV, tập trung đầu tư cho các dự án chống quá tải; Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý triệt để các tồn tại trên hệ thống điện; Xây dựng các kịch bản, phương án kỹ thuật vận hành đảm bảo an toàn, giữ dòng điện thông suốt. Đồng thời đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện và thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải.
Để đảm bảo cấp điện, EVN cũng đang đẩy nhanh kết nối, tăng năng lực truyền tải để mua thêm 130 MW từ Lào, khoảng 500 MW điện từ Trung Quốc nếu cần; tăng nguồn nhiên liệu dự phòng các cho nhà máy điện than, dầu...
EVNNPC đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp điện cho mùa nắng nóng 2022 |
Đẩy mạnh tiết kiệm điện
Theo thống kê, hiện công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đã lên tới hơn 76.600 MW, trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo với 17.000 MW điện mặt trời và gần 4.000 MW điện gió (tập trung ở khu vực miền Trung và phía Nam). Tuy nhiên nguồn điện này phụ thuộc lớn vào thời tiết, vận hành không ổn định khiến hệ thống điện gặp khó khăn.
Thực tế phát điện trong hơn 1 năm qua trên hệ thống cho thấy, tại Việt Nam, thời điểm phát tốt nhất của điện gió đang rơi vào các tháng 11, 12 và tháng 1,2. Còn những tháng phát thấp nhất lại là các tháng nóng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, không nhiều thời điểm điện gió phát cao hơn mức 2.000 MW, tức là đạt 50% tổng công suất điện gió đang hiện diện trong hệ thống điện. Thậm chí ngày 19/3/2022, hệ thống dù có công suất đặt tới 3.980 MW điện gió nhưng chỉ huy động được 15 MW.
Ông Trần Tuệ Quang, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, từ cuối năm 2021, Bộ Công thương đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2022, trong kế hoạch này, sản lượng điện toàn quốc khoảng 275 tỷ Kwh, tương ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải 6-6,5%.
Theo dự kiến, việc cung ứng điện năm 2022 của toàn hệ thống điện về cơ bản được đảm bảo và không phải cắt giảm điện nếu như không có các sự cố bất thường.
Thực tế 5 tháng qua của toàn hệ thống điện, việc cung cấp điện đã được đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế, nhất là dịp lễ tết. Sản lượng điện 5 tháng đạt gần 100% so với kế hoạch, ước tính sản lượng điện toàn hệ thống năm 2022 cũng đạt 274,5 tỷ Kwh, tương đương kế hoạch đã đề ra.
Dự báo nhu cầu điện trong các tháng tới, do thời tiết nắng nóng, dù theo dự báo là không gay gắt và không kéo dài, nhưng ông Quang lưu ý, vẫn cần cảnh báo những tình huống có thể xảy ra, nhất là trong những ngày có nền nhiệt độ cao, thì cần các biện pháp tiết kiệm điện. Bởi đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng nhằm hoá giải cơn khát điện cho miền Bắc trong thời kỳ cao điểm nắng nóng.
相关文章
Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)Chiều 25/4, tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Thông2025-01-25Cảnh báo 'tháng củ mật': Phải làm gì để không mất của?
“Tháng củ mật” là tháng nào?Tháng củ mật được nhiều n2025-01-25Pin điện thoại sạc lâu và cách khắc phục
Những công nghệ mới như pin Lithium, Quick Charge đã phần nào khắc phục được tốc2025-01-256 tác hại đáng sợ khi quá lạm dụng nước rửa tay khô
Theo Zing News, dung dịch rửa tay khô là một sản phẩm được nhiều người tiêu d&ugr2025-01-25Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Cục Y tế dự phòng cho biết, ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một2025-01-25Cấm kỵ 'cho vào miệng' những thực phẩm này ngày Tết
Sứa sống chứa độc tốThông tin trên báo Kinh tế Đô thị, sứa khi còn s2025-01-25
最新评论