Tổng cục DTNN đang xây dựng phần mềm về quản lý nghiệp vụ dự trữ quốc gia,íchcựcứngdụngcôngnghệmớitrongquảnlýhàngdựtrữquốnhà cái năm trong đó có quản lý chất lượng hàng dự trữ, quản lý kho hàng, quản lý hàng hóa, đảm bảo dòng chảy thông tin thông suốt từ cấp chi cục, đến cấp cục, tổng cục và ngược lại. Ông Phan Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và bảo quản – Tổng cục DTNN cho biết, để chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, từ đặc điểm hoạt động, ngành Dự trữ hướng đến tiếp cận, khai thác trên 2 khía cạnh lớn là công nghệ số internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo tự động hóa.
Theo ông Tuấn, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Mưa bão lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển bền vững. Đặc biệt những năm gần đây, những thiên tai mang tính cực đoan xảy ra với tần xuất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn gây thiệt hại nặng nề về người, của cải và kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay, Tổng cục DTNN đang xây dựng phần mềm về quản lý nghiệp vụ dự trữ quốc gia, trong đó có quản lý chất lượng hàng dự trữ, quản lý kho hàng, quản lý hàng hóa, đảm bảo dòng chảy thông tin thông suốt từ cấp chi cục, đến cấp cục, tổng cục và ngược lại. Với hệ thống phần mềm hỗ trợ này, số lượng và chất lượng hàng dự trữ quốc gia được kiểm soát từ giai đoạn nhập tại cửa kho, lưu kho và đến khi xuất kho.
Theo đó, phần mềm cho phép thiết lập phiếu kiểm tra chất lượng nhập kho/xuất kho trên hệ thống và in từ hệ thống, gắn với từng lô hàng cụ thể; cho phép truy vấn thông tin chất lượng nhập xuất kho; lập lịch kiểm tra/bảo quản; theo dõi tình trạng thực hiện bảo quản, nhắc lịch bảo quản, cảnh báo theo trạng thái.
Bên cạnh đó là phần mềm quản lý mạng lưới kho, cho phép quản lý đến từng ngăn kho và xác định được tích lượng kho đến từng điểm kho, vùng kho giúp cho công tác quản lý ngày càng được nâng cao, triển khai các hoạt động xây dựng kế hoạch và cứu trợ được hiệu quả. Bước đầu số hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hàng dự trữ quốc gia làm cơ sở thống nhất trong điều hành, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia do nhiều bộ ngành bảo quản trực tiếp.
Cùng với đó, ngành sẽ thực hiện nghiên cứu để tự động hóa các khâu trong quy trình bảo quản hàng dự trữ quốc gia cũng sẽ được chú trọng.
Hiện nay, các khâu trong quy trình nghiệp vụ bảo quản hàng dự trữ còn thủ công, chưa được cơ khí hóa, tự động hóa. Bước đầu mới chỉ cơ giới hóa trong 1 số khâu của quá trình xuất nhập hàng giúp giảm thiểu sức lao động của con người; đã sử dụng hệ thống cân ô tô (cân điện tử) và hệ thống băng chuyền trong vận chuyển hàng nhập kho, xuất kho. Với thời gian lưu kho thường kéo dài trong điều kiện kho tàng còn sơ sài, công tác bảo quản cần được nghiên cứu đổi mới, đây là khâu hiện tại còn nhiều hạn chế nhưng cũng là khâu có thể tác động đem lại hiệu quả rõ rệt và có tính đột phá....
Giải pháp quan trọng khác là thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành dự trữ tích hợp sâu, rộng và xuyên suốt giữa các cổng giao tiếp trong ngành, liên thông với Chính phủ và các cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu mở, sử dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo, tương tác và trả lời tự động để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ngành sẽ thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác phân tích dự báo, xác định nhu cầu và nhiệm vụ của hoạt động dự trữ quốc gia; thiết lập môi trường làm việc kết nối trong ngành theo hướng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; tinh giản và tự động hóa các quy trình hoạt động nội bộ, cung cấp khả năng tra cứu thông tin và xử lý nghiệp vụ, hướng tới giảm thiểu giấy tờ. Với nguồn dữ liệu đầy đủ, thông tin sẽ hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định được chính xác. |