当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【số liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern】Châu Âu tuyên chiến với nạn trốn thuế

chau au tuyen chien voi nan tron thue

Ông Valdis âuÂutuyênchiếnvớinạntrốnthuếsố liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayernDombrovskis, Phó Chủ tịch EC phụ trách đồng euro: “Vấn đề minh bạch thuế là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của châu Âu”.

Kế hoạch do Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề Thuế Pierre Moscovici và Ủy viên châu Âu phụ trách các dịch vụ tài chính Jonathan Hill, đồng soạn thảo theo đề xuất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và đã được lãnh đạo G20 nhất trí thông qua, nay được công bố đúng thời điểm cả thế giới rung chuyển trước những tiết lộ về vụ trốn thuế lớn nhất trong lịch sử.

Trong thông cáo báo chí đưa ra tại Nghị viên châu Âu ở Strasbourg (Pháp) ngày 12-4, ông Hill nhấn mạnh “Hồ sơ Panama không làm thay đổi chính sách của chúng ta song đã củng cố sự quyết tâm của chúng ta trong nỗ lực kiểm soát vấn đề minh bạch thuế”. Theo quy định mới này, các công ty đa quốc gia hoạt động tại Liên minh châu Âu (EU) phải công khai với từng nước thành viên của khối những dữ liệu liên quan đến tài chính và thuế, như doanh thu, lợi nhuận cũng như cơ sở đánh thuế và các loại thuế phải trả trong các nước thành viên EU. Trả lời phỏng vấn nhật báo “Le Parisien” (Pháp), ông Moscovici nhấn mạnh các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở EU và có doanh thu trên 750 triệu euro, dù quốc tịch châu Âu, Mỹ, Australia hay Trung Quốc bắt buộc phải công khai các thông tin đã được quy định như trên.

Ngoài ra, những công ty đa quốc gia không có chi nhánh ở EU cũng bị yêu cầu công khai các thông tin liên quan hoạt động kinh doanh của họ trên khắp thế giới, đồng thời yêu cầu các thông tin chi tiết hơn đối với những hoạt động tại các nước bị đưa vào danh sách “thiên đường thuế”. EC cũng cam kết trong thời gian sớm nhất có thể sẽ thành lập một “danh sách đen” các thiên đường trốn thuế, sau khi lấy ví dụ trường hợp Panama. Trước đó, chỉ có 8 nước EU, mới đây có thêm Pháp là 9, chính thức coi quốc gia Trung Mỹ này là một thiên đường thuế. Ông Moscovici, một đồng minh chính trị lâu năm của Thủ tướng Anh David Cameron, người cũng đang gặp rắc rối từ vụ “Hồ sơ Panama” cho rằng cần phải đưa ra một danh sách chung, với những tiêu chuẩn tương đồng và những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.

Các biện pháp được đệ trình ngày 12-4 nằm trong khuôn khổ một loạt nỗ lực của EU trong cuộc chiến chống gian lận thuế, sau vụ bê bối trốn thuế LuxLeaks phát hiện hồi tháng 11-2014. Vụ LuxLeaks đã đưa ra ánh sáng một hệ thống trốn thuế tầm cỡ lớn của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là vai trò quan trọng của một vài quốc gia, trong đó có Luxembourg, vào thời điểm ông Jean-Claude Juncker giữ chức Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính.

Tuy nhiên, đề xuất này của EC vẫn chưa làm hài lòng các tổ chức phi chính phủ, khi họ liên tiếp kêu gọi tất cả các doanh nghiệp minh bạch hơn nữa. Tổ chức phi chính phủ One đã bày tỏ thất vọng khi quy định bắt buộc công khai thông tin tài chính cơ bản chỉ liên quan đến các doanh nghiệp lớn có doanh thu trên 750 triệu euro, còn các doanh nghiệp nhỏ hơn không bị đụng đến. Ngoài ra, tổ chức One còn chỉ ra những điểm yếu khác (những khoảng tối không chạm đến được), đó là những hoạt động ngoài EU, vì việc bắt buộc công bố các thông tin chỉ được giới hạn trong các nước thuộc EU. Như vậy, các nước khó có thể biết thêm về các hoạt động của các công ty đa quốc gia tại các “thiên đường thuế” và khó để có thể lần ra các mánh khóe tránh thuế tinh vi mà các công ty sử dụng.

Phó Chủ tịch EC phụ trách đồng euro và đối thoại xã hội, ông Valdis Dombrovskis, nhấn mạnh với việc thông qua đề xuất trên, châu Âu sẽ chứng tỏ là khu vực đi đầu trong cuộc chiến chống trốn thuế. Tuy nhiên, một số nhà vận động thương mại phàn nàn rằng việc bắt buộc các công ty phải tiết lộ những dữ liệu nhạy cảm có thể thể làm giảm dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài, đầu tư vào châu Âu.

分享到: