Empire777Empire777

【curacao vs】Khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024

Hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế Việt Nam bền vững

Tham dự Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 có Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; ông Nghiêm Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; ông Patrick Haverman,ạcDiễnđànTàichínhViệcuracao vsPhó Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam; ông Gonzalo Serrano de la Rosa - Phó Trưởng Ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EUD); ông Dennis Quennet - Giám đốc Phát triển kinh tế bền vững, GIZ Việt Nam cùng 200 đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cùng các chuyên gia tài chính và kinh tế trong và ngoài nước.

Khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024
Quang cảnh Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024. Ảnh Đức Minh

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng chia sẻ: "Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với mong muốn lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý về tình hình kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam; từ đó thảo luận, gợi mở các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, cũng như đổi mới toàn diện nền kinh tế trong giai đoạn tới. Trong đó, chính sách tài chính cần tập trung vào: Đổi mới sâu rộng, đột phá về thể chế tài chính để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ rào cản, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; Huy động đa dạng, tối ưu mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất mới, nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển; Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tài sản công và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực quốc gia".

Khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh Đức Minh
Bối cảnh tổ chức diễn đàn năm nay đặt trong tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn. Năm 2024, kinh tế toàn cầu mặc dù có tín hiệu phục hồi nhưng chưa đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá USD, vàng, dầu thô và hàng hóa cơ bản biến động mạnh; lạm phát chưa về mức mục tiêu tại nhiều quốc gia; tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao tại một số nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cùng sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, của cộng động doanh nghiệp và người dân, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi (trong 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,82%; CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước...).

Diễn đàn gồm hai phiên thảo luận chính. Phiên thứ nhất với chủ đề "Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu" sẽ tập trung phân tích các thách thức đối với chính sách tài khóa trong việc kích cầu nền kinh tế, đặc biệt khi dư địa để thực hiện các giải pháp kích thích tăng trưởng đã bị thu hẹp. Các giải pháp được đưa ra bao gồm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công, sử dụng các chính sách thuế và phí để hỗ trợ doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng, cải cách quản lý tài chính công nhằm tăng cường minh bạch ngân sách, cũng như hiện đại hóa quy trình lập và thực hiện ngân sách.

Phiên thứ hai với chủ đề "Chính sách tài chính tạo động lực phát triển doanh nghiệp" thảo luận các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dài hạn và bền vững. Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nền tảng số vào quản lý tài chính công, đồng thời đề xuất các chính sách cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam.

Diễn đàn tạo không gian đối thoại đa chiều

Bên cạnh các kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, do vậy các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực tới tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam trên các khía cạnh như xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tình hình sản xuất - kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại...

Khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng chụp ảnh cùng các đại biểu tham gia diễn đàn. Ảnh Đức Minh

Theo Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam chia sẻ: "UNDP cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu và đạt được quá trình chuyển đổi xanh, bền vững và công bằng, bao gồm huy động các khoản đầu tư tài chính công và tư và thúc đẩy các quan hệ đối tác quốc tế để thực hiện các tham vọng của Cam kết do quốc gia tự quyết định (NDC) và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050".

Còn ông Gonzalo Serrano de la Rosa - Phó Trưởng Ban hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: "Trong khuôn khổ diễn đàn, đồng nghiệp của tôi - bà Felicia Stanescu, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp phục hôi và tăng cường khả năng chống chịu của châu Âu. Từ những báo cáo đánh giá giữa kỳ, bà sẽ chia sẻ những bài học sâu sắc về hiệu quả của cơ chế này trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP, đồng thời đối phó với những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine. Đặc biệt, cơ chế này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển đối xanh và chuyền đối số".

Cũng theo Ông Dennis Quennet - Giám đốc Phát triển kinh tế bền vững, GIZ Việt Nam đánh giá, diễn đàn là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về các chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam và GIZ rất hân hạnh được tham gia vào quá trình này. GIZ có 30 năm kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, trong đó bao gồm tăng cường quản lý tài chính công."Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính và các đôi tác trong công tác xây dựng chính sách và chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế về quản lý hiệu quả nguồn lực công, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu kinh tế cũng như phát triển bền vững" - ông Dennis Quennet khẳng định.

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 không chỉ là sự tiếp nối truyền thống của các diễn đàn tổ chức từ năm 2017, mà còn tạo ra không gian đối thoại đa chiều, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - tài chính Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đây là cơ hội quan trọng để chia sẻ các sáng kiến và giải pháp chính sách, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện tổng cầu và xây dựng các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp. Thành công của diễn đàn sẽ góp phân hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính quốc gia, đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế - tài chính đang được quan tâm hiện nay.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ ước xuất siêu 23,31 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2023 xuất siêu 24,8 tỷ USD; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 19,58 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,58 tỷ so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%). Cùng với đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 173,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
赞(5396)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【curacao vs】Khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024