当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【soi kèo bdn】Hưng Ngân: Đại gia bất động sản "chây ì", bị ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 500 tỷ đồng là ai?

【soi kèo bdn】Hưng Ngân: Đại gia bất động sản "chây ì", bị ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 500 tỷ đồng là ai?

2025-01-25 12:03:36 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Hưng Ngân: Đại gia bất động sản "chây ì",ưngNgânĐạigiabấtđộngsảnchâyìbịngânhàngraobánkhoảnnợhơntỷđồnglàsoi kèo bdn bị ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 500 tỷ đồng là ai?

Quỳnh Chi

Được biết đến như là chủ đầu tư của nhiều dự án quy mô lên đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên Hưng Ngân Group đã nhiều năm không phát sinh doanh thu đồng thời liên tục báo lỗ.

Đại gia bất động sản lỗ triền miên

Thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Đầu tư Nhà và Thương mại Hưng Ngân (Hưng Ngân Group) được biết đến là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản trải dài từ Bắc tới Nam với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tiêu biểu trong số đó, có thể kể đến dự án Khu đô thị và dịch vụ phía Tây Thị trấn Chờphân khu A, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dự án này có tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng dự kiến được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2030 theo hình thức đầu tư xây dựng mới trên khu đất có tổng diện tích 246,36 ha. Một nguồn tin cho biết, chủ đầu tư đang rục rịch triển khai dự án này. 

Hưng Ngân được thành lập từ năm 2009, hiện có vốn điều lệ 315 tỷ đồng, với 4 cổ đông sáng lập là: Công ty cổ phần Đầu tư Nhà và Thương Mại Hưng Ngân (Hưng Ngân Houses, sở hữu 55% vố điều lệ); ông Nguyễn Đắc Điềm (25%) và bà Nguyễn Thị Lương (5%), Nguyễn Thị Đắc Ngân (15%).

Liên tục mở rộng quy mô trong những năm qua, tổng tài sản của Hưng Ngân đạt mức 1.769 tỷ đồng cuối năm 2019. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh lại không có sự tăng trưởng tương xứng, thậm chí doanh nghiệp này còn không phát sinh doanh thu đồng thời báo lỗ triền miên trong suốt giai đoạn 4 năm từ 2016 đến 2019.

Kinh doanh bết bát, những khoản lỗ dù không lớn nhưng cũng đang dần dần ăn mòn vốn chủ sở hữu của Hưng Ngân Group. Đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này giảm xuống còn 1.433 tỷ đồng, tương đương 81% tổng tài sản.

Hiện tại, hệ sinh thái của Hưng Ngân Group bao gồm nhiều công ty thành viên như Công ty cổ phần Dịch vụ Quản lý Bất động sản Thiên Ngân (Hưng Ngân Services), Công ty cổ phần Đầu tư Tây Á (Hưng Ngân Trading), Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Yên Minh (Hưng Ngân Construction), Sàn bất động sản Hưng Ngân (Hưng Ngân Land) và Công ty cổ phần Nhà Hưng Ngân (Hưng Ngân Houses).

Hưng Ngân Houses được thành lập từ năm 2007, với 96,82% vốn điều lệ do ông Nguyễn Đắc Điềm sở hữu và đứng tên đại diện trước pháp luật. Nhiều dự án do Nhà Hưng Ngân triển khai thường xuyên vướng phải lùm xùm về chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao chậm trễ, gây tổn thất tiền của gây xôn xao dư luận đơn cử như dự án Khu nhà ở cao tầng và khu phức hợp thương mại dịch vụ tại phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP HCM (chung cư Hưng Ngân Garden).

 Con nợ “chây ì” của BIDV

Nhằm thanh toán các chi phí triển khai dự án, Nhà Hưng Ngân đã vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) số tiền gần 494 tỷ đồng. Đổi lại, công ty phải thế chấp nhiều bất động sản của ông Nguyễn Đắc Điềm, cùng con trai là Nguyễn Đắc Hưng và toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của dự án nêu trong hợp đồng tín dụng.

Đến năm 2012, BIDV đã chấp nhận tăng mức cho vay đối với Nhà Hưng Ngân lên xấp xỉ 691 tỷ đồng. 

Khoản vay này sau đó đã bị BIDV xếp vào diện nợ nghi ngờ (nhóm 4) do Nhà Hưng Ngân không thể đảm bảo khả năng thanh toán gốc, lãi trong thời gian dài. Đến 2017, BIDV đã phải phát đi cảnh báo về khả năng chuyển vào nhóm nợ xấu (nợ có khả năng mất vốn).

Đầu năm 2020, BIDV sau đó đã phải rao bán khoản nợ của Nhà Hưng Ngân gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ là 518 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 372 tỷ đồng và dư lãi vay là 146 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là bất động sản cùng nhiều khu đất của doanh nghiệp này tại TP.HCM và Hà Nội và Kiên Giang.

Sự lao dốc trong kết quả kinh doanh phần nào lý giải nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ của Nhà Hưng Ngân.

Năm 2016, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận tới 1.052 tỷ đồng doanh thu tuy nhiên lại chỉ thu về vỏn vẹn 1 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Sau một năm làm nhiều mà chẳng lãi được bao nhiêu, Nhà Hưng Ngân không còn phát sinh doanh thu và liên tiếp báo lỗ trong 3 năm sau đó.

Đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Nhà Hưng Ngân ở mức 911 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 289 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,4% và 34,4% so với năm trước. Tuy nhiên, so với cuối năm 2016, quy mô của doanh nghiệp bất động sản này đã bị thu hẹp đáng kể.

推荐文章
热点阅读