Điều đó có nghĩa là vào ngày 30/12/2018,àmónquànămmớnhận định trận psg văn bản pháp lý đầy đủ của Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore. Mọi điều khoản trong 583 trang hiệp định sẽ được vận hành vào ngày đầu tiên của năm mới đối với 6 quốc gia thành viên này. Theo đó, mọi quy tắc điều chỉnh thương mại trong các lĩnh vực: tiếp cận thị trường hàng hóa, dệt may, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, phòng vệ thương mại, kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật đối với thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ qua biên giới, dịch vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời đối với thương nhân, viễn thông, thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường, hợp tác và xây dựng năng lực, cạnh tranh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự gắn kết quy định, minh bạch và chống tham nhũng, các điều khoản thể chế và giải quyết tranh chấp, sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.
Ngoài các văn bản pháp lý, tất cả các cam kết tiếp cận thị trường và biểu cam kết mở cửa thị trường cho tất cả các thành viên bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, có nghĩa là tất cả 6 quốc gia sẽ ngay lập tức mở cửa tất cả các giao dịch như đã cam kết hoặc hứa hẹn thông qua lộ trình như đã thể hiện trong: Phụ lục I và II cam kết về đầu tư và thương mại dịch vụ qua biên giới, dịch vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời của thương nhân, viễn thông, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.
Mọi dòng thuế cho mỗi sản phẩm đều sẽ được cắt giảm từ ngày 30/12/2018. Một số dòng thuế được cắt giảm ban đầu rất nhiều và có nhiều dòng thuế về 0 đối với các sản phẩm đủ điều kiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được nhận cắt giảm thuế thứ hai từ 5 thành viên (Australia, Canada, Mexico, New Zealand và Singapore) từ ngày 01/01/2019. Điều này có nghĩa là từ ngày 01/01/2019, 5 nước thành viên này sẽ dành thuế quan theo lộ trình cam kết CPTPP “năm 2” đối với các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên. Cam kết thực hiện “năm 2” của Nhật Bản sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2019 theo năm tài khóa của nước này.
Đối với Việt Nam, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Tuy nhiên, gần như mọi quy tắc cũng sẽ bắt đầu vận hành từ ngày đầu tiên của năm mới nhưng với một số ngoại lệ. Việt Nam gia hạn với một số quy tắc về sở hữu trí tuệ và một số nội dung khác trong hiệp định. Cam kết của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực mở cửa thị trường theo biểu cam kết bắt đầu được thực thi từ ngày 14/01/2019. Khi đó, Việt Nam sẽ dành tiếp cận thuế quan ưu đãi “năm 2” đối với thương mại hàng hóa. Về cơ bản, các công ty CPTPP sẽ được hưởng lợi ích thuế quan gấp đôi kể từ ngày đầu tiên của hiệp định. Ngoài ra, một số văn kiện trao đổi song phương áp dụng giữa 7 thành viên, ví dụ như dành ngoại trừ cho Việt Nam khỏi việc thực thi cam kết của chương thương mại điện tử trong giai đoạn 5 năm cho đến ngày 01/01/2024.
Như mọi hiệp định thương mại, việc cắt giảm thuế chỉ áp dụng đối với hàng hóa đáp ứng các quy tắc xuất xứ (ROO). CPTPP có một số quy tắc phức tạp cần tuân thủ, đặc biệt đối với hàng dệt và may mặc, vì vậy, các doanh nghiệp của các nước CPTPP vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia CPTPP khác cần phải đọc kỹ quy định để bảo đảm rằng các sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan. Nếu không đáp ứng ROO, các doanh nghiệp không được hưởng lợi ích thuế quan thấp hơn của CPTPP. Chỉ những sản phẩm ở một quốc gia CPTPP đủ điều kiện được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang một quốc gia CPTPP khác. Một doanh nghiệp không thể sản xuất hàng hóa ở một nước ngoài CPTPP và yêu cầu quyền lợi ở một nước CPTPP. Tuy nhiên, CPTPP không quan tâm đến việc đăng ký thuế hoặc trụ sở trong nước của một doanh nghiệp - nếu một sản phẩm được chuyển đổi đáng kể hoặc đáp ứng các quy tắc xuất xứ của hiệp định, được tính là “có xuất xứ CPTPP”. Cần lưu ý rằng không có giấy chứng nhận xuất xứ (CO) cho CPTPP, mà thay vào đó, có một danh sách các yếu tố bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ giao cho cơ quan hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mặc dù CPTPP là một tài liệu toàn diện nhưng mang tính khuôn khổ nhiều hơn, nên trong một số lĩnh vực, hiệp định cũng sẽ cần phải được xem xét thận trọng để thực thi phù hợp ở mỗi quốc gia thành viên. Ví dụ, hiệp định có đầy đủ cam kết của các chính phủ thành viên về sự minh bạch với nhiều cam kết yêu cầu công khai thông tin. Dù được hoan nghênh, nhưng hiệp định không cho biết thông tin đó sẽ được truyền đạt như thế nào, thông tin về quy định hoặc tiêu chuẩn được công khai ở đâu, bao lâu phải được cập nhật, công bố trực tuyến hay không, làm thế nào thông tin được đưa ra nhanh chóng sau khi hiệp định có hiệu lực…