【bóng đá truc tiếp】Tác động của các FTA đối với số thu của Hải quan

La liga 2025-01-25 11:15:41 41877

tac dong cua cac fta doi voi so thu cua hai quan

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Yên Bình (Cục Hải quan Bắc Ninh). Ảnh: T.Trang.

Đến 2015,ácđộngcủacácFTAđốivớisốthucủaHảbóng đá truc tiếp Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do ký với các đối tác chính của Việt Nam, hầu hết các mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm thuế đã có hiệu lực. Ví dụ như Hiệp định ATIGA hầu hết các mặt hàng đến ngày 1/1/2015 cắt giảm về 0%. Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, bao gồm: Ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa… (riêng xăng dầu cắt giảm về 0% năm 2024)

Việc thực hiện các cam kết thuế quan đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu NSNN hàng năm của ngành Hải quan. Nếu như từ năm 2007 đến 2014 tốc độ tăng thu trung bình tăng trên 10%/năm, thì đến năm 2015 số thu chỉ tăng khoảng 3,6%, năm 2016 tăng 3,8%.

Nhìn một cách tổng thể thì việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng NK được giảm thuế sẽ có số lượng NK gia tăng. Theo số lượng thống kế hải quan, kim ngạch NK đã tăng dần hàng năm. Cụ thể, năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO- kim ngạch NK là 62,7 tỷ USD, sau đó kim ngạch tăng dần qua các năm và dao động với biên độ mạnh từ 7% đến gần 29% trong 10 năm gia nhập nền kinh tế thế giới (riêng năm 2009 do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới nên kim ngạch NK của năm này không tăng mà giảm so với năm 2008). Năm 2016, kim ngạch NK đã lên đến 174 tỷ USD.

Xét số thu NSNN của ngành Hải quan trong giai đoạn 2007 đến 2016 thấy rằng, số thu từ hoạt động XNK tăng lên nhưng số thu thuế NK chiếm tỷ trong giảm dần. Số thu thuế GTGT từ khâu NK tăng lên với tỷ trọng dao động từ 46% đến 64% năm 2016 trong tổng thu NSNN của Hải quan.

Đánh giá ảnh hưởng của các FTAs đến thu NSNN năm 2017 cho thấy, việc ký kết và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đem lại rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như đem lại nhiều tác động tích cực đối với các doanh nghiệp. Đó là, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vận hội mới để hội nhập và phát triển, khi thị trường XK các mặt hàng truyền thống của nước ta được mở rộng, như: Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày… Tuy nhiên, thực hiện các cam kết FTA cũng đặt ra không ít thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam như: Giá trị gia tăng của hàng XK thấp, nguồn thu NSNN giảm đáng kể do thuế NK giảm.

Đối với NK, việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định FTA đem lại nhiều tích cực cho hoạt động NK, tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại đối với nhiều ngành hàng. Bên cạnh đó, cắt giảm thuế suất từ các FTA cũng tạo ra hiệu ứng chuyển dịch kim ngạch NK của Việt Nam từ các nước đối tác, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia được hưởng lợi nhiều từ hội nhập thuế quan. Đối với XK, việc tham gia các hiệp định FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường XK sang các nước ASEAN.

Tuy nhiên, XK của Việt Nam vẫn chưa thực sự thay đổi về chất, các sản phẩm XK chưa thực sự tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Hầu hết các sản phẩm XK của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp, các nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu là NK.

Trong năm 2017, hầu hết các FTA sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm sâu như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA, ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Khu vực ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)… Theo lộ trình cắt giảm tại các Hiệp định đã ký, trong năm 2017, có một số mặt hàng kim ngạch lớn có thuế suất thuế NK một số mặt hàng kim ngạch lớn, thuế suất cao tiếp tục được cắt giảm. Chẳng hạn như Hiệp định ATIGA: Ô tô nguyên chiếc các loại giảm từ 40% xuống còn 30%; Hiệp định EAEU: Ô tô vận tải, thép xây dựng, hóa chất, phân bón…; Hiệp định ACFTA: Thịt các loại, nông sản, rượu bia, hóa chất, vải các loại, đồ gia dụng, một số loại xe chuyên dụng; Hiệp định AKFTA: Hóa chất; Hiệp định AANZFTA: Thịt các loại, thủy hải sản, rau quả, chè, vải các loại, máy móc thiết bị, ô tô và phương tiện khác; Hiệp định AIFTA: Nông sản, phương tiện vận tải và phụ tùng.

Dự kiến năm 2017 các FTAs sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu và rộng. Tuy nhiên, ước tính tác động của các FTAs phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giảm thu gián tiếp do chuyển hướng thương mại.

Đánh giá riêng đối với tác động của các Hiệp định FTA đối với số thu NSNN của cơ quan Hải quan, tính đến tháng 2-2017, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do trong và ngoài khu vực với mức độ tự do hóa trung bình khoảng 90% vào các thời điểm khác nhau tùy từng FTA. Tác động của các FTA này ảnh hưởng nhiều nhất đối với hai mặt hàng xăng dầu, ô tô là hai mặt hàng có số thu lớn trong tổng số thu NSNN của hải quan. Theo đó, ô tô từ ASEAN giảm từ 40% xuống 10%, xăng NK từ Hàn quốc chỉ còn 10% với cùng thời điểm, do đó các doanh nghiệp NK xăng hầu hết đã chuyển sang NK xăng từ Hàn Quốc, ước tính giảm thu từ ô tô khoảng 700 tỷ đồng, từ xăng khoảng 1.400 tỷ đồng cho 2 tháng đầu năm 2017.

Do vậy, để đảm bảo hoàn thành dự toán 285.000 tỷ đồng được Quốc hội giao và chỉ tiêu phấn đấu 290.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính giao, ngay từ đầu năm Tổng cục Hải quan đã có Chỉ thị số 1193/CT-TTg ngày 28/2/2017 tập trung triển khai các giải pháp quản lý thu, tăng thu NSNN và giao chỉ tiêu phấn đấu tới từng cục hải quan địa phương.

Theo tiến trình cam kết của các FTA Việt Nam đã cắt giảm thuế NK theo lộ trình. Cùng với đó là tốc độ tăng kim ngạch XNK từ năm 2007 đến nay đều tăng trên 10%/năm. Việc kim ngạch NK tăng còn tùy thuộc vào tăng trưởng kinh tế của đất nước và phụ thuộc vào các nhóm mặt hàng mà Việt Nam NK từ các nước đã tham gia ký kết. Do đó việc cắt giảm thuế suất thuế XNK vẫn có ảnh hưởng đến số thu ngân sách của Hải quan và tác động tiêu cực đến tổng thu NSNN.

Vì thế, để đảm bảo thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, tận dụng được thuận lợi, giảm thiểu những tác động bất lợi do quá trình cắt giảm thuế đảm bảo ổn định, bền vững cho nguồn thu ngân sách trong dài hạn, Việt Nam cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch thương mại bền vững để tăng thu thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT ở khâu NK; Tiếp tục tiến hành cải cách hệ thống thuế với mục tiêu xây dựng hệ thống thuế đồng bộ vừa khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Thực hiện rà soát và điều chỉnh những bất cập trong chính sách thuế đảm bảo phù hợp với những quy định của các cam kết; Đẩy mạnh các chính sách khai thác các nguồn thu từ thuế nội địa như cải cách các chính sách về thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất... để đảm bảo tính ổn định cho ngân sách về dài hạn.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/023d299340.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM

TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 9 tháng tăng mạnh

Quy định rõ các khoản thu thuộc ngân sách trung ương

Vietlott liên tục tìm thấy vé số trúng độc đắc Jackpot 2 tiền tỷ

Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Dự trữ Quốc gia

Sẽ có hướng dẫn việc xác định tài sản gắn liền với đất

Hải quan Quảng Trị: Đề xuất giải pháp đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu La Lay

友情链接