当前位置:首页 > World Cup

【bang xep hang hà lan】Phương tiện 4.0 giúp xử lý vấn nạn ùn tắc giao thông đô thị

Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10,ươngtiệngiúpxửlývấnnạnùntắcgiaothôngđôthịbang xep hang hà lan Báo VietNamNet mở mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”, góp phần lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp cũng như người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số.

Sau đây VietNamNet xin giới thiệu bài viết của ông Hoàng Lê Minh, Chủ tịch – Giám đốc Công ty TNHH MV&PARTNERS, bàn về việc công nghệ và chuyển đối số đã “phá vỡ” tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như thế nào.

Ùn tắc giao thông đô thị luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia. Ảnh: VOV Giao thông

Đã có nhiều phương án được đưa ra như di chuyển các nhà máy, trường học, bệnh viện ra ngoại ô; tăng cường xe bus công cộng; mở rộng đường, xây các cầu cạn, phân làn giãn cách, phân luồng giao thông; sắp xếp giờ làm việc, đến trường… và bây giờ là thu phí vào nội đô. Tất cả những phương án đưa ra trước đó không giải quyết được, ngược lại tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Giải pháp thu phí vào nội đô cũng chưa thể hiện rõ tính khả thi, hiệu quả và bền vững.

Nhằm giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông một cách hiệu quả nhất, chúng ta cùng xem xét một cách tổng thể với cách nhìn dài hạn để có phương án triệt để nhất.

Con đường dẫn đến ùn tắc

Phần lớn người dân trong độ tuổi lao động ở đô thị lớn là những người làm việc gián tiếp trong các khu vực văn phòng bao gồm: cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, trường học... vì hầu hết các nhà máy, xí nghiệp sản xuất đã được di chuyển ra ngoài khu đô thị.

Theo dòng lịch sử 100 năm trở lại đây, cho đến đầu những năm 1960 đa phần người dân Việt Nam chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông “tự có”. Mỗi người sử dụng chính đôi chân của mình để “tham gia” giao thông.

Sau năm 1960, Việt Nam sản xuất được xe đạp và nó trở thành phương tiện cá nhân chủ yếu cho người dân. Công nghiệp chế tạo phát triển một lần nữa lại làm cuộc cách mạng phương tiện di chuyển trên toàn cầu ở nửa cuối thế kỷ 19. Xe máy, ô tô vào Việt Nam và phổ biến ở đô thị lớn từ những năm sau 1990.

Cho đến hiện nay ô tô, xe máy vẫn là những phương tiện không thể thiếu với nhiều công dân đô thị đang tuổi lao động. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, dịch chuyển dân số thì ùn tắc giao thông xuất hiện và trở thành một vấn đề nhức nhối.

Thời của phương tiện 4.0

Điều thú vị là mỗi khi một loại phương tiện cá nhân mới được đưa ra thì phương tiện phổ biến trước đó nhanh chóng bị loại bỏ, có thể quan sát bằng cách “đếm” xe đạp trên đường phố nội đô hiện nay. Liệu có khi nào chúng ta có thể “đếm” xe máy, ô tô trên phố phường Hà Nội? Hãy khám phá cuộc cách mạng mới của nhân loại đang đến gần - Phương tiện 4.0.

Thế giới vừa chứng kiến thảm kịch Covid-19. Trong đại dịch, mọi hình thức giao thông đều dừng lại, đây là một lời cảnh tỉnh giúp nhân loại lựa chọn cách sống và làm việc mới phù hợp với tự nhiên: ứng dụng phát minh công nghệ mới để xây dựng một ngôi nhà chung trong sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ loài người.

Trên thực tế, chúng ta đã có sự thích nghi nhanh chóng nhất định, tập trung vào các hoạt động thiết yếu trong xã hội. Đó là việc học tập từ xa của học sinh, sinh viên; khám bệnh từ xa của các bệnh viện, cơ sở y tế; giao dịch mua bán online; làm việc từ xa, hội họp trực tuyến... Những trải nghiệm đó chính là “Phương tiện 4.0”.

Hiện nay là thời điểm “Phương tiện 4.0” trở thành một xu thế làm việc trên toàn cầu. Những tập đoàn lớn như Facebook, Google đã thay đổi phương thức làm việc cho người lao động. Ở Việt Nam cũng có không ít tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận cách làm việc thông qua “Phương tiện 4.0” - làm việc di động, mọi lúc, mọi nơi.

Cùng với chuyển đổi hình thức làm việc thì chuyển đổi phương pháp đánh giá kết quả bằng cách ứng dụng công nghệ số sẽ góp phần giải quyết triệt để vấn nạn ùn tắc giao thông đô thị. Đồng thời, tiết kiệm một phần lớn ngân sách quốc gia dành cho giao thông, ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, hạn chế cả thực trạng ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu gia tăng.

Con số lợi ích kinh tế bản thân tác giả không thể tính được nhưng là rất lớn: những con đường nghìn tỷ sẽ không cấp thiết, những thiệt hại hàng chục nghìn tỷ sẽ giảm thiểu và rất nhiều nghìn tỷ nhập khẩu xăng dầu sẽ được cắt giảm.

Hoàng Lê Minh, Chủ tịch - Giám đốc Công ty TNHH MV&PARTNERS

Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].

分享到: