【lịch thi seria】Masan nói không bán mì Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan
Masan khẳng định không bán mì Omachi cho Qianyu (Đài Loan) Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/8: Doanh nghiệp ngành gỗ đứng trước thách thức lớn Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 23/8: Ngành công nghiệp ô tô có tín hiệu tích cực Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 24/8: Các FTA tạo xung lực mới cho hoạt động xuất khẩu |
Báo Tuổi trẻ đã đăng tải bài viết “Masan nói không bán mì Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan”. TheóikhôngbánmìOmachibịtiêuhủyởĐàlịch thi seriao đó, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) - nhà sản xuất mì Omachi - cho biết kết quả kiểm tra ban đầu ghi nhận công ty không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan.
Theo Masan Consumer, đối với các nhà phân phối, đại lý kinh doanh các sản phẩm Masan Consumer, doanh nghiệp luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác.
Cũng liên quan đến vụ việc này, Zing news cũng có bài viết “Bộ Công Thương yêu cầu Masan báo cáo vụ 1,4 tấn mì Omachi bị tiêu hủy”. Cụ thể, sau khi nhận được thông tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thu hồi để tiêu hủy hơn 1,4 tấn mỳ ăn liền Omachi nhập khẩu từ Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide, đại diện Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin và đang xử lý theo quy định.Theo đó, Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể về vấn đề này, sau khi xác minh, làm rõ, Bộ sẽ thông tin cụ thể.
Trước đó, Masan Consumer cho hay doanh nghiệp đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác minh và xử lý vụ việc hơn 1,4 tấn mì ăn liền Omachi xuất khẩu đi Đài Loan bị thu hồi vì có chứa chất Ethylene Oxide.
Bên cạnh các bài viết liên quan đến mì Omachi bị tiêu huỷ ở Đài Loan, bài viết “Liên tiếp trích Quỹ bình ổn, giá xăng mất cơ hội giảm về 20.000 đồng/lít” đăng tải trên báo Giao thông cũng thu hút nhiều bạn đọc.
Bài viết nêu, tính từ ngày 1/7 đến nay, đã 6 lần liên tiếp liên không chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, và tiếp tục trích lập quỹ ở mức rất cao với lý do tạo nguồn dư cho Quỹ sau khi nhiều doanh nghiệp đầu mối bị âm nặng. Tổng cộng 6 kỳ điều hành gần đây, số tiền trích lập vào Quỹ Bình ổn giá với xăng E5 RON 92 là 3.951 đồng/lít; xăng RON 95 là 3.993 đồng/lít; dầu diesel là 2.150 đồng/lít.
“Nghĩa là nếu không trích lập cho Quỹ Bình ổn thì giá xăng E5 RON 92 hiện nay sẽ có thể ở mức giá 19.774 đồng/lít; xăng RON 95 có giá 20.676 đồng/lít; dầu diesel có giá 21.609 đồng/lít”, tác giả bài viết thông tin.
Phản ánh khía cạnh tích cực hơn liên quan đến giá xăng dầu, báo Người Lao độngđăng tải bài viết “Nỗ lực kéo giảm giá hàng hóa”. Theo ghi nhận của phóng viên ngày 23 và 24-8, giá hàng hóa tại các chợ lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh ổn định, không còn tình trạng đẩy giá lên với lý do giá xăng dầu tăng.
Để kiểm soát giá hàng hóa, đầu tháng 8-2022, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường trên địa bàn và doanh nghiệp thuộc diện phải kê khai giá thực hiện việc kê khai theo quy định; tính toán giảm giá hàng hóa phù hợp với mức giảm giá xăng dầu. Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cũng triển khai một số giải pháp quản lý giá, giữ ổn định cung cầu hàng hóa đến các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối...
Trong đó, Sở Công Thương đề nghị hệ thống phân phối hiện đại hỗ trợ áp dụng chiết khấu ưu đãi, giảm chiết khấu và các chi phí khác để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp đã thực hiện theo yêu cầu của 2 sở này.
Liên quan đến giá mía đường, báo Công Thươngđã đưa ra thông tin khá tích cực qua bài viết “Ngành mía đường sẽ phục hồi tích cực”. Từ đầu năm đến nay, giá đường trong nước có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao trong vòng 5 năm qua (giá đường tại các nhà máy ở mức 17.250 - 17.700 đồng/kg). Nhờ đó, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành đường trong niên vụ 2021- 2022 (năm tài chính của nhiều doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau) đã khởi sắc trở lại.
Nhìn chung, các doanh nghiệp mía đường Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, nhờ đà tăng của giá đường thế giới, trong khi thị trường trong nước được bảo vệ trước tình trạng bán chống phá giá, gian lận thương mại của doanh nghiệp nhiều nước trong khu vực.
Để phục hồi và tăng trưởng bền vững, ngành mía đường trong nước được khuyến cáo cần đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm giá thành nguyên liệu; doanh nghiệp cần năng động hơn trong việc phát triển đa dạng sản phẩm, bên cạnh sản phẩm chính là đường để tăng doanh thu như: Sản xuất ethanol, ván ép, phân bón… từ bã mía; cần ứng dụng kinh tế tuần hoàn để gia tăng giá trị.
相关推荐
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- Dù điều gì xảy ra tiếp theo, Thượng đỉnh Mỹ
- Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế
- Bãi biển Nam Định ngập rác bốc mùi hôi, hàng nghìn khách vẫn vô tư xuống tắm
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế
- Chợ ẩm thực quê giữa đồng lúa xanh hút nghìn khách ngày mở cửa trở lại
- Đà Nẵng tung chương trình thu hút khách du lịch cưới