【ltđ c2】Việt Nam trở thành "miền đất lành" cho các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)
Đài Loan (Trung Quốc) thông báo quy định ghi nhãn xuất xứ hàng dệt may Tái chế chất thải và kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc) Kỳ vọng “cú hích” mới với làn sóng đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam |
Trả lời phỏng vấn Báo Công Thương,ệtNamtrởthànhquotmiềnđấtlànhquotchocácnhàđầutưĐàiLoanTrungQuốltđ c2 Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư và thương mại DVL IPT, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) cho biết, nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đặt niềm tin vào Việt Nam khi không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ cao.
Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư và thương mại DVL IPT, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) |
PV:Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu đang chững lại, đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam lại tăng lên trong vài năm gần đây. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này?
Luật sư Nguyễn Hồng Chung:Trong bối cảnh thế giới bất định, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt, kinh tế thế giới phân mảng làm suy giảm và định hình lại dòng vốn đầu tư quốc tế; Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng, là điểm đến đáng đầu tư nhất trong thời gian tới bởi những thế mạnh của nền kinh tế nước ta.
Thứ nhất, tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư trong những năm gần đây, đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn như: Chính sách thuế, tiếp cận đất đai, mặt bằng sạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, cửa ngõ giao thương hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tại khu vực châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và công nghệ cao. Cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ cũng là lợi thế và hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.
Trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD (tăng gấp 4 lần so với năm 2022). Tính lũy kế, Đài Loan (Trung Quốc) hiện đứng thứ 4/105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với gần 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 39,5 tỷ USD. Đài Loan (Trung Quốc) cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. |
Thứ ba, văn hóa tương đồng. Điều này giúp các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) hòa nhập tốt hơn với xã hội địa phương.
Thứ tư, lực lượng lao động dồi dào. Việt Nam vẫn đang “tận hưởng” cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong một thập kỷ tới.
Thứ năm, định hướng chuyển đổi số và xây dựng kinh tế xanh của Chính phủ Việt Nam cũng là một trong những yếu tố tích cực để các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) phát huy được thế mạnh khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài liên tục được sửa đổi bổ sung không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.
PV:Ông nhận định như thế nào về dòng vốn đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) "chảy" vào Việt Nam đến thời điểm này, đặc biệt là dòng vốn đổ vào lĩnh vực công nghệ cao?
Luật sư Nguyễn Hồng Chung:Đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) tại Việt Nam trong 35 năm qua đã có sự thay đổi về chất, khi chuyển từ những ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, đồ gỗ sang những ngành nghề điện tử công nghệ cao.
Hiện hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan (Trung Quốc) như Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đến Việt Nam để thành lập nhà máy hoặc mở rộng năng lực sản xuất. Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều doanh nhân và doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) lên kế hoạch thành lập nhà máy tại Việt Nam.
Đài Loan (Trung Quốc) có ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới trong khi Việt Nam cũng định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn và tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ khu vực vực và toàn cầu. Vì vậy, cơ hội hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này là hết sức to lớn.
Nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam (Ảnh: AFP) |
PV:Theo ông, để tiếp tục "hút" vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)nói riêng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Việt Nam cần phải có những thay đổi như thế nào để thích ứng với sự đòi hỏi cao từ nhà đầu tư?
Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa để cạnh tranh nguồn vốn FDI trong xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên để tiếp tục thu hút và "giữ chân" những tập đoàn công nghệ lớn, ngoài việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, Việt Nam cần chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, điện, nước, hạ tầng xã hội.
Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đồng bộ cho việc thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực có tiềm năng, tạo sự bứt phá như công nghệ cao, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, hydrogen xanh,…; tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai hoạt động R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường) hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Đặc biệt, nhân lực nội địa cũng là vấn đề quan trọng hiện nay. Trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là đối với lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở đào tạo. Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng nghề cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
PV: Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) và Triển lãm quốc tế Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) 2024. Ông đánh giá như thế nào về chuỗi sự kiện này?
Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Chuỗi sự kiện góp phần thúc đầy quan hệ đầu tư thương mại Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục phát triển và đặc biệt tạo cơ hội để các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm hiểu cơ hội, môi trường, chính sách mới về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Sự kiện cũng giúp các địa phương của Việt Nam quảng bá, giới thiệu tiềm, năng thế mạnh đến các doanh nghiệp nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc).
Đặc biệt với gần 1.500 đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới đến tham dự trong 2 ngày hội nghị là cơ hội giới thiệu, kết nối doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh nhà xưởng, ngân hàng, tổ chức tài chính, các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương và các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu... đã gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường; kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
-
Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh HòaHoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trườngKhuyến khích áp dụng PPP xây dựng trụ sở làm việcKho bạc Ninh Bình thu hồi 618 tỷ đồng số dư tạm ứng vốn đầu tưiPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?Chứng "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹQuý 1, lương ngành nào cao nhất?Gạo dự trữ quốc gia: Nối dài ước mơ tới trường của học sinh nghèo Lai ChâuTruy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗCục Dự trữ Thái Bình sẵn sàng xuất, cấp trong mọi tình huống
下一篇:Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Tuyển sinh đại học 2018: Lo tái diễn "vơ bèo, vạt tép"?
- ·Chính phủ yêu cầu không phát triển chung cư ở khu vực trung tâm
- ·Cần một cuộc “cách mạng” trong quản lý nợ công
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Áp dụng hóa đơn điện tử thuận tiện thanh toán
- ·Gặp mặt truyền thống cán bộ hưu trí Bộ Tài chính năm 2017
- ·Người dân các địa phương cùng hướng về Quốc Tổ Hùng Vương
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Khuyến khích áp dụng PPP xây dựng trụ sở làm việc
- ·Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh đơn giá thuê đất
- ·Thủ tướng: Còn tình trạng “trên nóng, dưới nóng nhưng giữa lạnh”
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định tấn công Syria
- ·Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho CBCCVC, LLVT và người lao động trong DN
- ·Gia nhập Công ước Istanbul: Giảm nhiều thủ tục xuất nhập khẩu
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·TP.HCM: Học sinh mầm non nghỉ hè hơn 1 tháng
- ·Kiểm tra 8 chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã có vào sinh sống
- ·Khởi tố, bắt giam chủ đầu tư chung cư Carina
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Cấp, đổi thẻ, sổ không ảnh hưởng quyền lợi người tham gia BHXH
- ·Nâng cao năng suất từ tư duy
- ·Quy định mới về chế độ tài chính trong đấu giá tài sản
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Thắt chặt chi tiêu công, đảm bảo an toàn nợ công
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Cập nhật nội dung tài chính
- ·Ở miền Bắc, điện mặt trời mái nhà phát dư thừa có thể được bán 20% công suất
- ·Tăng cường 600 lượt xe chống quả tải dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 400 người dân
- ·Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả
- ·Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 400 người dân