【bản tỉ số】Cần một cuộc “cách mạng” trong quản lý nợ công

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:23:13

no

Ảnh minh họa

Nếu Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) khắc phục được điều này thì sẽ thực sự tạo một cuộc cách mạng trong quản lý nợ công (QLNC). Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc họp tổ thảo luận về Luật QLNC chiều 30/5/2017.

Bức tranh nợ công cần được quản lý tổng thể

Thảo luận tại phiên họp,ầnmộtcuộccáchmạngtrongquảnlýnợcôbản tỉ số các đại biểu (ĐB) cơ bản thống nhất với việc cần thiết sửa đổi luật, với các chủ trương lớn được nêu tại Luật. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về các nội dung như phạm vi nợ công, danh mục nợ, hệ thống kiểm soát rủi ro với nợ công, tổ chức bộ máy, quy trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nợ…

Theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), phạm vi nợ công được quy định tại dự thảo Luật QLNC (sửa đổi) lần này kế thừa luật hiện hành bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để quản lý được toàn diện về nợ công thì cũng cần nhận diện rõ các khoản nợ có thể gây rủi ro liên quan đến nợ công như nợ doanh nghiệp nhà nước, nợ của đơn vị sự nghiệp công lập… Mặc dù các khoản nợ này không tính vào danh mục nợ công nhưng cũng cần có cơ chế quản lý được nêu trong luật.

Bên cạnh đó, cần có hệ thống đánh giá, giám sát rủi ro có thể ảnh hưởng đến nợ công như các rủi ro phát sinh từ chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, tỷ giá, nợ nước ngoài tự vay tự trả…

Theo ĐB, hiện nay có 3 chỉ tiêu chính để quản lý nợ là nợ công/GDP, nợ Chính phủ/GDP và khoản trả nợ/tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, do chúng ta mới chỉ kiểm soát được dự toán, nên có tình trạng vài năm gần đây, khi tăng trưởng GDP không đạt khiến tỷ lệ bội chi, nợ công trên GDP bị trượt theo, không đảm bảo mục tiêu đặt ra.

Liên quan đến trách nhiệm QLNC, một vấn đề được ĐB nhấn mạnh là tổ chức bộ máy. Mặc dù tờ trình đề nghị giữ nguyên mô hình quản lý để không gây xáo trộn bộ máy nhưng theo ĐB, nếu để nguyên 3 đầu mối sẽ là hạn chế lớn trong QLNC, chưa gắn kết được trách nhiệm về quyết định vay, quyết định chi với trách nhiệm trả nợ.

Bất cập này thể hiện rõ nhất trong quản lý ODA, khi Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị ký cam kết vay nhưng chưa đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng tới nợ công nói chung. Tương tự, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng tham gia ký kết các khoản vay với các tổ chức tài chính. Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, nếu đầu mối quản lý nợ được thống nhất sẽ làm giảm biên chế, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn trong đàm phán vay nợ và giảm chi phí vay. “Khi đó, bức tranh nợ công sẽ được nhìn tổng thể để quản lý thay vì phải ghép từng mảnh khác nhau vào với nhau”, ĐB phân tích.

Cùng ý kiến này, ĐB Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng, cần có sự thống nhất đầu mối để tham mưu cho Chính phủ QLNC một cách hiệu quả nhất. Việc để nhiều đầu mối tham gia quản lý khiến trách nhiệm quản lý của các cơ quan chưa rõ ràng, chưa thể chế hoá được yêu cầu của Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, đó là tinh gọn bộ máy quản lý, “gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý NSNN và trả nợ công”. Nếu cần thiết có thể sửa các luật khác liên quan đến thực hiện việc thống nhất đầu mối QLNC.

Cơ cấu nợ công đã có bước tiến lớn

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình nợ công hiện nay dù đã được cải thiện một bước nhưng vẫn còn nhiều rủi ro cao. Nợ công thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2015 đã tăng rất nhanh, đi cùng với việc tăng trưởng GDP không đạt dự toán. Trong khi đó, chúng ta vẫn đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội… như kế hoạch nên trong một thời gian dài bội chi đã vượt trần, nợ công tăng nhanh. Bên cạnh đó, do điều kiện thị trường trong nước kém, nên nhiều khoản huy động trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn rất ngắn, danh mục có lúc thời hạn chỉ là 1,84 năm.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, Chính phủ đã tập trung cơ cấu lại nợ vay. TPCP kỳ hạn 5 năm đã chiếm trên 91%, lãi suất vay giảm từ 10 – 11% xuống còn 5 – 6%. Do đó, áp lực nợ công đã được giảm phần nào. Cùng với đó, các khoản vay của Bảo hiểm xã hội đã được trái phiếu hóa, vốn đầu tư trái phiếu từ khu vực ngân hàng giảm chỉ còn 54 – 55%, nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu kỳ hạn 20 năm - 30 năm. Tỷ lệ nợ vay nước ngoài được cơ cấu lại giảm còn 39%, tỷ lệ nợ trong nước chiếm 61%, giảm được rủi ro về tỷ giá.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng thừa nhận thực tế là nợ công đã gần chạm trần. Đặc biệt khi năm nay nhiều khả năng GDP đạt thấp hơn dự toán sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ bội chi, nợ công. Theo quy định tại Luật NSNN, nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi. Tuy nhiên, những năm vừa qua chúng ta không làm được điều này khi GDP không đạt mà thậm chí còn tăng chi, nên gánh nặng dồn vào nợ công.

Do đó, để khắc phục những bất cập, tăng hiệu quả trong QLNC, Bộ trưởng cho biết dự án Luật QLNC (sửa đổi) lần này đã đưa ra nhiều vấn đề rất mới, thông qua tổ chức nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu công phu các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế như IMF, ADB, WB và đã được các cơ quan thẩm định kỹ lưỡng, tiến sát với các thông lệ quốc tế.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những kết quả trong tái cơ cấu nợ công thời gian qua. Với yêu cầu quyết liệt từ Quốc hội, với sự nỗ lực trong thực hiện, chỉ trong vài năm, kỳ hạn vay của TPCP đã giảm mạnh, lãi suất vay cũng giảm theo. “Trước đây chúng ta vay thời hạn rất ngắn, chỉ 1, 2 năm, lãi suất cao, nhiều khi chưa phân bổ xong đã tới thời hạn trả nợ”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Đánh giá về nợ công, giám sát của Quốc hội cho thấy nợ công vẫn đảm bảo, cơ cấu nợ công tích cực hơn, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh bất cập chưa giải quyết được là có tới 3 cơ quan cùng QLNC. Một cơ quan đàm phán vay, một cơ quan phân bổ tiền vay và một cơ quan trả nợ, không phù hợp thông lệ quốc tế.

“Đây là vấn đề mãi chưa khắc phục được. Nếu Luật QLNC sửa đổi khắc phục được điều này thì đó mới là một cuộc cách mạng thực sự trong quản lý nợ công”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Hoàng Yến

顶: 17踩: 4