【quả bóng đá v-league】Mít bị ép chín bằng thuốc có độc hại không?
Mít xanh được ép chín bằng thuốc nguy hại cho sức khỏe người dùng
80% mít trên thị trường được ép chín
Đó là khẳng định của chị Vũ (Đan Phượng, Hà Nội) – một “tay buôn” mít lâu năm. Theo chị Vũ, mít đang vào mùa rộ nên thị trường mít được rất nhiều người bán. Tuy nhiên, theo chị này hầu hết mít được bán cho người tiêu dùng đều là mít xanh được ép chín.
“Cứ nói là mít chín cây chứ thực tế không phải vậy. Người ta mua mít xanh ở khắp nơi về tập kết tại chợ đầu mối sau đó dân buôn đến lấy về bán lẻ. Để mít chín người ta đều dùng thuốc ép chín hết, lấy đâu ra mít chín cây.”, chị Vũ cho hay.
Theo chị Vũ, thương lái thường thu mua mít xanh tại các tỉnh, thậm chí có cả mít được nhập từ Trung Quốc về, giá mít bán tại chợ đầu mối khoảng 8.000đ- 15.000đ/kg tùy loại, bán lẻ tới tay người tiêu dùng thường 20.000đ- 25.000đ/kg cả vỏ, mít bóc múi được bán với giá 45.000đ -50.000đ/kg.
Chị Vũ cũng cho biết cách thức để mít chín nhanh là sử dụng một loại thuốc có tên là thuốc thúc chín trái cây pha nước với tỉ lệ phù hợp sau đó bơm trực tiếp vào cuống trái mít, chỉ sau 1 đến 2 ngày mít xanh đến đâu cũng chín. Tuy nhiên, loại mít được ép chín như vậy thì không có mùi thơm như mít chín tự nhiên, để tạo mùi người bán thường chọn những quả “chín thật” bôi lên vỏ ngoài để đánh lừa người mua.
“Em có thấy mít chín bây giờ ít mùi không? Thậm chí mít dù chín nhưng múi không vàng, không ngọt, là do chín ép hết. Mít càng non khi ép chín càng nhạt, còn nếu mít già thì sẽ ngọt hơn”, chị Vũ nói.
Theo một tiểu thương chuyên bán mít tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, HN), dù là đang mùa mít nhưng rất hiếm hoi có mít chín cây được dem bán ở chợ. “Người ta phải mua xanh rồi về làm cho chín chứ vận chuyển bằng xe tải chồng chất lên nhau, mua chín cây để mà đổ bỏ hết à”, chị này nói.
“Cứ yên tâm mua đi, giờ quả gì mà chả dùng thuốc, xoài, chuối mỏng vỏ còn dùng, mít vỏ dày thì lo gì”, người bán trấn an. Tuy nhiên, chị này lại khẳng định, mít chị bán là mít nhà còn nhiều nơi khác toàn mít xanh có thuốc nếu ăn cũng nên cẩn thận.
Mít ép chín bằng thuốc
Thuốc ép chín không được cấp phép
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc ép chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng trái cây hay sử dụng để thúc chín còn gọi là thúc tố có thành phần chủ yếu là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt.
Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D. Hoạt chất ethephon có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết, việc sử dụng các biện pháp ép chín trái cây hiện nay là rất phổ biến và không phải tất cả đều không an toàn. Tuy nhiên, để thúc chín cây thì chỉ một số loại hóa chất được phép sử dụng.
“Trong loại trái cây cũng có những chất đặc trưng mới có thể làm cho trái cây chín, già hóa và rụng (ethylen -C2H4), tuy nhiên để trái cây chín đồng loạt, nhiều nước trên thế giới đã dùng hóa chất để kích thích quá trình này. Đây là ứng dụng khoa học và không phải là chuyện đáng ngại về vấn đề an toàn thực phẩm”, PGS Thịnh cho hay.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này không phải bất cứ cơ sở nào cũng đảm bảo đúng quy trình, liều lượng và loại hóa chất cho phép. Nguy hiểm hơn, hiện nay nhiều cơ sở đã dùng hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, hoặc u rê trong việc bảo quản các loại trái cây, gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
(责任编辑:World Cup)
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Miss Grand International 2023: Peru đăng quang,Hoàng Phương đạt Á hậu 4
- ·Ngày 9/8: Giá cà phê quay đầu giảm, hồ tiêu tiếp đà đi xuống, cao su tăng
- ·Ngành Thuế quyết liệt đôn đốc các nguồn thu, giảm nguy cơ hụt thu ngân sách
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Tập huấn để thực thi hiệu quả Chương thương mại và phát triển bền vững của EVFTA
- ·Sao Việt 30/10/2023: Ngọc Sơn vạm vỡ, Đàm Vĩnh Hưng bức xúc bị bịa đặt phát ngôn
- ·Là "chiến binh nghìn máu" nhưng Kỳ Duyên lại gây thất vọng tại Miss Universe Vietnam
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Ấn tượng Liên hoan phim ngắn Hà Nội vì một Thủ đô ngàn năm văn hiến
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Gần 96% doanh nghiệp đã tham gia hoàn thuế điện tử
- ·Hội nghị đầu tiên của APEC 2023 tập trung vào 3 ưu tiên chiến lược về chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Bộ Công Thương tổ chức xúc tiến thương mại Quốc gia tại Vương quốc Ảrập Xêút
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Hàng loạt mẫu laptop giảm giá từ 1
- ·Chủ động, linh hoạt trong công tác đối ngoại
- ·Tình yêu biên cương
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Quản lý Đan Trường rút đơn kiện 2 ca sĩ, quyết kiện Dương Edward