【bảng xếp hạng 2 duc】Chủ động, linh hoạt trong công tác đối ngoại
时间:2025-01-10 01:38:33 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Công tác đối ngoại: Uyển chuyển,ủđộnglinhhoạttrongcôngtácđốingoạbảng xếp hạng 2 duc sáng tạo góp phần thực hiện "mục tiêu kép" Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại góp phần khẳng định vị thế ngành Công Thương trên trường quốc tế |
Dấu ấn đậm nét
2022 được xác định là năm bản lề, có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tạo đà cho sự phục hồi kinh tế - xã hội và xây dựng nền tảng cho các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025.
Năm qua, Việt Nam góp phần bảo đảm lợi ích của đất nước và đóng góp vào giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới; tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến Việt Nam đề xuất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 gắn với nỗ lực chung xây dựng Cộng đồng ASEAN, ứng phó với dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế; đóng góp tích cực để Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ đạt nhiều kết quả thiết thực; cùng Hoa Kỳ và Canada đồng chủ trì tổ chức Hội thảo ARF về An ninh y tế, ứng phó và phục hồi sau đại dịch; tham gia và đóng góp tích cực cho nhiều hội nghị đa phương khác về các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng hà Lan Mark Rutte |
Tại Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, những kết quả đạt được thời gian qua là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp cả nước, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Đóng góp vào thành tựu chung của đất nước có sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt triển khai nhiệm vụ của ngành ngoại giao nói chung và của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, của công tác ngoại giao kinh tế nói riêng.
Thông qua các hoạt động đối ngoại song phương các cấp, đặc biệt là cấp cao, hợp tác kinh tế với các nước tiếp tục được chú trọng thúc đẩy. Các chuyến thăm, dù là của lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài hay của lãnh đạo nước ngoài vào Việt Nam, đều đặt nội dung kinh tế làm ưu tiên hàng đầu, trong đó chú trọng các hợp tác về kinh tế số, tăng trưởng xanh, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu…
Những dấu ấn của công tác đối ngoại được thể hiện rõ nét trong chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-1/11); chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (4-6/12); chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU và thăm chính thức Đại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ (ngày 9-15/12) và chuyến thăm chính thức Australia-New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (30/11-6/12)… đã để lại những dấu ấn đậm nét trong quan hệ với các đối tác chiến lược.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ủy ban Thương mại trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA |
Đưa hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, ngành Ngoại giao không ngừng tăng cường các nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển và tháo gỡ vướng mắc trong các trao đổi, tiếp xúc các cấp với các đối tác.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã tích cực hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến và mở rộng đầu tư, kinh doanh. Trong những ngày cuối năm 2022, nhiều tín hiệu tích cực đã đến từ nông sản Việt Nam. Nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao vươn tới các thị trường khắt khe như EU, Hoa Kỳ...
Song song với đó, ngành Ngoại giao đã chú trọng nâng cao vai trò cảnh báo, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý vướng mắc trong kinh doanh với nước ngoài. Điển hình, vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy đã được xử lý thành công nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành…
Tạo chuyển biến mới
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, cho thấy công tác ngoại giao kinh tế đã bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng, yêu cầu cao hơn, tinh thần triển khai quyết liệt, khẩn trương, hiệu quả và thực chất hơn. Từ đó, có thể thấy, công tác ngoại giao kinh tế đã trở thành nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đã có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, phức tạp, khó dự đoán, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo công tác ngoại giao kinh tế cần thực hiện hiệu quả phương châm ngoại giao: "Tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển", đảm bảo 5 nguyên tắc: Giữ vững sự ổn định trong sự bất định; Giữ vững thế chủ động trong sự bị động; Giữ được kiên định và nhất quán trong bối cảnh chuyển đổi và xáo trộn; Thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong tình hình có suy thoái và khủng hoảng; Xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong hội nhập sâu rộng.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Ngoại giao cần hết sức tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; chủ động, tích cực trong việc kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước; tiếp tục thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, phát huy các thị trường đối tác mà Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và mở rộng thị trường sang các đối tác tiềm năng.
Đồng thời, xây dựng chính sách phù hợp đón nhận các dịch chuyển và tham gia các chuỗi sản xuất, cung ứng chất lượng cao, tiến tới xác lập vị trí cao hơn của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; tranh thủ mọi cơ hội để thu hút nguồn lực bên ngoài cho chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút du lịch, trong đó chú trọng việc tạo điều kiện về thị thực cho khách quốc tế.
Cùng với đó, tiếp tục quyết liệt xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, đưa đối ngoại và ngoại giao thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước trong thời gian tới.
上一篇: Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
下一篇: Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
猜你喜欢
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Quyết tâm hoàn thành xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước 31/12/2025
- Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an nhân dân trong năm 2023
- Huy động nguồn lực từ 600.000 người Việt Nam ở nước ngoài
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- Tổng thống Joko Widodo muốn doanh nghiệp Việt đầu tư vào thủ đô mới Indonesia
- Thời điểm vàng tạo thêm xung lực mới cho quan hệ ASEAN
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình biểu diễn của Đoàn Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba
- Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong