当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định bóng đá hom nay】Đồng bộ, chuẩn mực chỉ tiêu phân loại hồ sơ hoàn thuế để đảm bảo độ chuẩn xác

【nhận định bóng đá hom nay】Đồng bộ, chuẩn mực chỉ tiêu phân loại hồ sơ hoàn thuế để đảm bảo độ chuẩn xác

2025-01-25 20:45:19 [Cúp C1] 来源:Empire777
Thứ trưởng Bộ Tài chính: 80% hồ sơ hoàn thuế đang được phân vào nhóm "hoàn trước,Đồngbộchuẩnmựcchỉtiêuphânloạihồsơhoànthuếđểđảmbảođộchuẩnxánhận định bóng đá hom nay kiểm sau" Ngành Thuế tăng cường quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT Áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để chống gian lận
Đồng bộ, chuẩn mực chỉ tiêu phân loại hồ sơ hoàn thuế để đảm bảo độ chuẩn xác
Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) Nguyễn Thị Cúc.

Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về bộ chỉ số phân loại hồ sơ hoàn thuế vừa được Tổng cục Thuế ban hành để áp dụng phân loại quản lý rủi ro trong hoàn thuế?

Ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ-TCT áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế bao gồm 3 nhóm chỉ số tiêu chí. Chỉ số tiêu chí nhóm 1, nhóm 2 được áp dụng để đánh giá tổng quan về rủi ro hoàn thuế của doanh nghiệp. Chỉ số tiêu chí nhóm 3 được xây dựng để bổ sung phân tích rủi ro phù hợp với từng thời kỳ, từng yêu cầu quản lý. Bộ chỉ số tiêu chí này tập trung vào xác định những hồ sơ hoàn thuế mà qua rà soát doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn của những doanh nghiệp rủi ro cao trong công tác quản lý hóa đơn. Ngoài ra, bộ chỉ số tiêu chí tập trung vào đánh giá về lịch sử tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp, của người đại diện/chủ sở hữu doanh nghiệp, lịch sử hoàn thuế và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, với bộ chỉ số tiêu chí này, cơ quan Thuế sẽ đánh giá rủi ro đối với doanh nghiệp được hoàn thuế mang tính toàn diện nhằm tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, cơ quan Thuế vẫn có thể đánh giá những doanh nghiệp có rủi ro cần tập trung quản lý theo từng thời kỳ, từng ngành hàng thông qua chỉ số tiêu chí nhóm 3, ví dụ như chỉ số tiêu chí 16 nhóm 3 “Doanh nghiệp có mặt hàng kinh doanh thuộc diện cảnh báo của cơ quan thuế theo từng thời kỳ”.

Điều này cho thấy, trong trường hợp cơ quan Thuế xác định những ngành hàng có tính đặc thù và rủi ro cao thì cơ quan Thuế hoàn toàn có thể phân tích rủi ro của những doanh nghiệp thuộc ngành hàng này thông qua việc đưa thêm các chỉ số tiêu chí nhóm 3 bổ sung vào phân tích rủi ro để ứng dụng phân loại tự động doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp, từ đó xác định những doanh nghiệp trọng điểm, rủi ro cao cần kiểm tra, xác minh hóa đơn.

Việc áp dụng chuyển đổi số có thể giúp việc hoàn thuế GTGT được nhanh hơn, thưa bà?

Như chúng ta đã biết, thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, trong những năm qua, ngành Thuế luôn nỗ lực trong công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng tích hợp, tập trung đáp ứng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Liên quan đến công tác hoàn thuế, ngành Thuế đã áp dụng công nghệ thông tin thực hiện hoàn thuế điện tử và gần đây là triển khai phân loại hồ sơ hoàn thuế tự động thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, từ đó góp phần đẩy nhanh, nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số ngành Thuế.

Tuy nhiên, đối với áp dụng chuyển đổi số trong hoàn thuế GTGT, theo tôi, các chỉ tiêu hoàn thuế rất cần đồng bộ, rõ ràng và chuẩn mực trước khi muốn đưa vào số hóa như chỉ tiêu về doanh số, thanh toán qua ngân hàng, người đứng đầu hoặc đây là dự án đầu tư hay dự án xuất khẩu và xuất khẩu vào thị trường nào với từng ngành hàng… Khi đã có chỉ tiêu đồng bộ thì việc số hóa mới chuẩn xác được, nếu chỉ tiêu không đồng bộ sẽ dẫn tới số hóa bị lệch lạc. Hiện nay, theo phân loại cơ chế rủi ro của cơ quan Thuế, 15% doanh nghiệp được hoàn thuế có độ rủi ro cao, 30% độ rủi ro thấp, 55% rủi ro trung bình. Nhưng nếu tiêu chí không rành mạch, khoa học thì tỷ lệ trên có thể thay đổi. Do đó, bộ tiêu chí khoa học, đồng bộ là việc đầu tiên của số hóa.

Với bộ chỉ số tiêu chí mới ban hành, việc tính toán, xác định mức độ rủi ro của người nộp thuế được thực hiện trên cơ sở thống kê dữ liệu số lớn và luôn được cập nhật định kỳ hàng tháng. Ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế thực hiện tự động đưa ra kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế. Nhờ đó, việc phân loại rủi ro tự động đảm bảo tính minh bạch, công bằng xác định đúng doanh nghiệp hoàn thuế có rủi ro, giảm thiểu chi phí quản lý và thời gian cho người nộp thuế và cơ quan Thuế.

Thực tế hoàn thuế GTGT trong thời gian qua cho thấy, cũng có cán bộ, công chức Thuế còn e dè khi thực hiện vì rủi ro, nguy hiểm. Vậy cần sửa đổi, bổ sung quy định như thế nào để hạn chế tình trạng trên, thưa bà?

Vừa qua, trong cuộc giám sát chuyên đề hoàn thuế GTGT của Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tại 6 cục thuế, cơ quan thuế các cấp, cán bộ thuế cũng đã được bày tỏ với Uỷ ban Tài chính Ngân sách về các băn khoăn, vướng mắc liên quan đến tâm lý e dè, thận trọng của cán bộ thuế trong thực thi công vụ, nhất là công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT. Chúng ta cần nhìn nhận trực diện vào vấn đề này trong bối cảnh một số vụ án gian lận hoàn thuế GTGT gây thất thoát ngân sách nhà nước đã được cơ quan chức năng phát hiện, khởi tố, tuyên án thời gian qua. Để giải quyết thấu đáo, căn cơ vấn đề này, cần có quy định để bảo vệ, miễn trừ, giảm thiểu trách nhiệm cho cán bộ, công chức ngành Thuế. Trong trường hợp, tại thời điểm giải quyết hoàn thuế GTGT, công chức thuế đã căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, hồ sơ, tài liệu, chứng từ người nộp thuế cung cấp cùng các thông tin, tài liệu mà cơ quan Thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để thực hiện giải quyết hoàn thuế GTGT theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, nhưng sau đó cơ quan chức năng phát hiện người nộp thuế có hành vi vi phạm, gian lận trong hoàn thuế dẫn đến phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì công chức thuế không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Ví dụ, việc hoàn thuế cho xuất khẩu gỗ, nếu khi làm hồ sơ, cơ quan Thuế kiểm tra đơn vị xuất khẩu có đủ sản phẩm, tờ khai hải quan, thông tin nước nhập khẩu, hóa đơn GTGT đầu vào hợp pháp, thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo đúng quy định… thì sẽ hoàn thuế theo đúng quy trình. Trong trường hợp khi các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện doanh nghiệp cung cấp gỗ cho nhà máy sai phạm trong kê khai gỗ đầu vào, sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp, hàng hóa nhập lậu hay cố tình kê khai nguyên liệu mua vào không đúng thực tế… thì không được quy trách nhiệm cho cán bộ thuế, mà đơn vị cung cấp nguyên liệu, nhà máy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin cảm ơn bà!

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读