【sói vương bất bại】Cơ hội giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ
Mỹ - Trung liệu có tìm được điểm chung?ơhộigiảiquyếtcăngthẳngthươngmạiMỹsói vương bất bại |
Nền kinh tế hai nước, hay nói rộng hơn là nền kinh tế toàn cầu, đang có những dấu hiệu trì trệ rõ nét do ảnh hưởng từ các đòn thuế quan trả đũa của Mỹ và Trung Quốc, vì vậy các nhà đàm phán đang đối mặt với nhiều áp lực đòi hỏi ký kết một thỏa thuận, hoặc ít nhất là một vài nội dung trong đó. Tuy nhiên, với thực tế hàng nghìn sản phẩm liên đới với những cú “ăn miếng trả miếng” của hai bên suốt năm qua, Mỹ và Trung Quốc rõ ràng đang đứng trước nhiệm vụ khó khăn là phải cân nhắc và quyết định mặt hàng nào nằm trong danh sách được gỡ bỏ thuế quan.
Giới chức Mỹ có những quan điểm trái chiều về phạm vi giai đoạn một của thỏa thuận và những khoản thuế mà chính quyền Trump có thể chấp nhận thu hồi. Chỉ khi hai bên chấp nhận những con số cụ thể thì tiến trình nới lỏng hoặc thu hồi thuế quan mới có thể thực sự được bắt đầu. Người phát ngôn Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Nhà Trắng đều từ chối bình luận về các thông tin này. Giới phân tích cho rằng thỏa thuận giai đoạn một chắc chắc sẽ hẹp hơn những gì Tổng thống Trump hứa hẹn trước đó bởi những vấn đề khúc mắc nhất trong tranh cãi thương mại song phương đều được các bên tạm gác lại cho những giai đoạn sau. Nhiều người ở cả hai phía thậm chí còn hoài nghi khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể tiến tới thỏa thuận giai đoạn hai liên quan tới các cải cách cơ cấu.
Từ tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bóng gió nói về mức độ thuế Mỹ có thể gỡ bỏ đối với hàng hóa nhập khẩu có liên quan tới tương lai thỏa thuận song phương. Người phát ngôn bộ này, ông Cao Phong, nói: “Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giai đoạn một, mức độ thu hồi thuế sẽ phản ánh tầm quan trọng của thỏa thuận đó…”. Nhiều thông tin từ các cuộc đàm phán kín đã được tiết lộ và khiến thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động, nhất là khoảng hai tuần trước khi hai bên xác nhận khả năng gỡ bỏ một số khoản thuế đã áp, trước khi Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì. Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ liên tục đe dọa sẽ bổ sung thuế nếu hai bên không đạt thỏa thuận dù rằng các quan chức Mỹ đều đánh tiếng về việc tiến trình đàm phán đang ở những bước cuối cùng.
Tiến trình đàm phán càng kéo dài, tương lai các doanh nghiệp có kế hoạch vận chuyển hàng hóa dịp Lễ Giáng sinh và năm mới càng bấp bênh. Đe dọa bổ sung thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là một những lựa chọn mà Chính quyền Trump cân nhắc, trong khi Bắc Kinh công khai tuyên bố sẵn sàng đáp trả.
Khi hai bên nhất trí thúc đẩy một thỏa thuận có giới hạn hồi tháng 10, nhiều người đã kỳ vọng vào một lễ ký kết trong tháng này khi lãnh đạo hai nước gặp mặt tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, sau khi sự kiện này bị hoãn do bất ổn tại Chile, nước đăng cai tổ chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa nhất trí về địa điểm và thời gian hoàn thành thỏa thuận.