【bảng xếp hạng turkey super league】EVFTA tác động thế nào đến thu ngân sách nhà nước?

Tự tin bước vào “biển lớn” EVFTA- doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ hành trang
Những điểm đặc biệt lưu ý về quy tắc xuất xứ trong EVFTA
Tận dụng lợi thế từ EVFTA: Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm vấn đề xuất xứ
4701 img 0831
Hoạt động XNK hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh

Cắt giảm thuế thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại

Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), việc kí kết Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu không những giúp Việt Nam tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống mà còn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế thương mại từ các thị trường mới, giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. Dự báo cán cân thương mại tăng nhanh, sẽ có sự dịch chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu trong trung hạn và dài hạn.

Nhìn một cách tổng thể thì việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng xuất nhập khẩu được giảm thuế suất và kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ gia tăng.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong giai đoạn 2015-2019, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng khoảng 10% mỗi năm. Khi tham gia EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu với hàng xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm.

Những mặt hàng quan trọng còn lại sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất thuế suất khẩu. Dự kiến Hiệp định EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42% vào năm 2025 và 44% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành hàng chính từ Việt nam sang khối Liên minh Châu Âu như sau: Với nhóm ngành chế biến chế tạo như hàng dệt tăng thêm 67%; quần áo may mặc tăng 81%, da giày tăng 99% vào năm 2025.

Với nhóm hàng nông sản như sản phẩm gạo tăng 65%; mặt hàng đường tinh luyện tăng 8%; thịt lợn, thịt gia súc gia cầm và các sản phẩm từ thịt lợn, gia súc gia cầm tăng 4%; các mặt hàng lâm sản tăng 3%; đồ uống và thuốc lá tăng 5% vào năm 2025.

Với nhóm hàng thủy sản, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Dự kiến xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020-2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8%-5%).

Với ngành dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025. Nhìn chung, Hiệp định EVFTA có tác động tích cực tới tốc độ tăng trưởng của sản lượng ngành dệt khoảng 6% và ngành may khoảng 14% vào năm 2030.

Ngành da giầy cũng có những tín hiệu khả quan, dự báo khi hiệp định có hiệu lực sẽ góp phần làm gia tăng đáng kể xuất khẩu giày da vào EU. Tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025, và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%.

Kim ngạch NK từ EU tăng giao động ở mức từ 7 – 14%

Ở chiều nhập khẩu, trong giai đoạn từ năm 2015-2019, kim ngạch nhập khẩu từ EU đến Việt Nam qua mỗi năm tăng giao động ở mức từ 7 – 14%.

Khi tham gia Hiệp định thương mại EVFTA, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU.

Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 33% vào năm 2025 và 36% vào năm 2030.

Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam tăng trung bình 4-7% cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện, 10-15% cho giai đoạn 5 năm tiếp theo và 16-21% cho giai đoạn 5 năm sau đó.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của một số ngành hàng chính từ Khối Liên minh Châu Âu về Việt Nam sẽ tập trung vào nhóm hàng hóa phương tiện và thiết bị vận tải nhập khẩu dự kiến là nhóm hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất từ Khối Liên minh Châu Âu, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm.

Đặc biệt với nhóm hàng máy móc thiết bị, Việt Nam là nước nhập khẩu lớn đối với mặt hàng máy móc thiết bị, trong khi đó EU là nước có thế mạnh về mặt hàng máy móc thiết bị và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam đối với mặt hàng này. Do vậy, việc Việt Nam dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy móc thiết bị từ EU sẽ thúc đẩy tăng nhập khẩu, và có thể giảm ở các thị trường khác do tác động chuyển hướng thương mại. Do máy móc thiết bị của EU có công nghệ cao hơn một số thị trường truyền thống khác nên điều này có thể tạo cơ hội để Việt Nam cải thiện công nghệ sản xuất trong nước. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này tăng 10%...

Theo Cục Thuế XNK, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một là giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Hai là, tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Theo tính toán cơ bản của cơ quan Hải quan, đối với nguồn thuế xuất nhập khẩu, dự kiến tổng mức giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA khoảng 1.100 tỷ đồng/năm. Mức tăng sẽ tăng dần theo mức độ tác động của Hiệp định tới tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo Cục Thuế XNK để đánh giá chính xác hơn đối với giảm thu từ thuế nhập khẩu đối với các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện đánh giá lại ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do EVFTA đối với nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu khi có Biểu thuế xuất nhập khẩu chính thức chi tiết đối với các dòng hàng của Hiệp định thương mại tự do EVFTA.

World Cup
上一篇:Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
下一篇:Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng