【ket qua bong mexico】Đãi ngộ nào dành cho giáo viên trường chuyên? Kỳ I: Dạy chuyên không dễ
Không chỉ có chuyên môn giỏi,ĐãingộnàodànhchogiáoviêntrườngchuyênKỳIDạychuyênkhôngdễket qua bong mexico giáo viên dạy chuyên còn phải có đam mê, tâm huyết và nhất là phải chịu được những áp lực không phải khi nào cũng dễ chịu.
Thầy và trò Trường THPT chuyên Quốc Học (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)
Đằng sau tấm huy chương
Trong 3 năm học gần đây, Trường THPT chuyên Quốc Học đều có HSG quốc tế. Mới đây nhất, Hồ Ngọc Vĩnh Phát, học sinh lớp 12 chuyên tin giành huy chương bạc Olympic Tin học Quốc tế năm 2021. Trước đó, Olympic Sinh học Quốc tế năm 2020 xướng tên Hồ Việt Đức xuất sắc giành huy chương vàng duy nhất cho Việt Nam. Năm 2019, Lê Công Minh Hiếu đoạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương.
HCV của Hồ Việt Đức và trước đó của Trương Đông Hưng (năm 2017) có công đầu các thầy, cô giáo tổ sinh học mà tổ trưởng là cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hạnh. Chính tâm huyết của họ hun đúc nên một Hồ Việt Đức có kiến thức, kỹ năng và tâm lý ổn định. Không chỉ có giáo viên Quốc Học sát cánh mà Đức còn có những năm tháng ôn luyện với các giảng viên từ Trường đại học Sư phạm, Đại học Y Dược - Đại học Huế. Đặc biệt, em được sự hướng dẫn, kèm cặp từ người bố là giảng viên Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
Còn với Lê Công Minh Hiếu là thầy giáo Lê Quốc Anh và các cô thầy trong tổ vật lý. Đội tuyển HSG vật lý do thầy Lê Quốc Anh phụ trách chỉ riêng năm học 2020 đã có 3 em, cùng với Minh Hiếu là cặp song sinh Tống Phước Thanh Bình và Tống Phước Thanh An, được chọn vào vòng 2 tham dự đội dự tuyển Olympic Quốc tế. Rất tiếc năm 2020, kỳ thi Olympic Quốc tế môn vật lý không được tổ chức.
Hai gương mặt đáng kính
Các thế hệ học sinh chuyên ở Thừa Thiên Huế đều yêu thương và kính trọng cô giáo dạy chuyên văn Võ Thị Quỳnh. Tốt nghiệp đại học sư phạm sau ngày giải phóng, cô giáo trẻ Võ Thị Quỳnh, nhận nhiệm vụ ở Trường cấp 3 vừa học vừa làm Tân Lâm, nơi quê nhà Quảng Trị. Năm học 1979 - 1980, cô giáo Quỳnh dự thi và đoạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh Bình Trị Thiên. Từ bệ phóng này, cô Quỳnh được mời về dạy chuyên văn tỉnh Bình Trị Thiên và sau đó là chuyên văn ở Hai Bà Trưng, rồi Quốc Học. Cô giáo Võ Thị Quỳnh được xem là người truyền lửa và cảm hứng cho bao thế hệ học sinh chuyên văn từ Bình Trị Thiên đến Thừa Thiên Huế và nay là Trường đại học Khoa học Huế. Học văn với cô Quỳnh không nặng nề với những bài giảng mà nhẹ nhàng, thoải mái theo kiểu “học mà chơi”, những kiến thức cứ thế mà thấm sâu và kỹ năng diễn đạt, viết lách cứ vậy mà thành thục.
Gần như cùng thời với cô giáo Võ Thị Quỳnh, ở chuyên toán Quốc Học có thầy Trần Văn Khải (đã mất). Quê Hà Nội, học đại học ở Vinh, gắn bó với Quốc Học chỉ trong thời gian từ năm 1976 đến 1991 rồi quay về thủ đô. Thế nhưng, trong hàng ngũ giáo viên “chi viện” vào miền Nam, thầy Khải được đánh giá là một trong những tài năng xuất sắc và độc đáo từ trình độ chuyên môn đến… ngoài chuyên môn, từ phương pháp sư phạm đến phong cách sống. Các giáo viên “lưu dung”, tức ở miền Nam từ trước được tiếp tục giảng dạy sau tháng 4/1975 môn toán, đều khen: Hầu hết bài toán sơ cấp, trong các lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp, kể cả những đề khó khăn hiểm hóc, thầy Trần Văn Khải đều giải đúng và rất nhanh.
Học sinh chuyên toán nhiều lứa cũng đều nhớ rằng, được thầy Khải rèn luyện thì luôn thoải mái, “nghỉ giải lao” xêm xêm 1/3 tổng số tiết. Thế nhưng, kết quả học thể hiện qua thi cử lại cao ngất ngưởng. Chỉ tính từ năm 1978 đến 1983, các “đại đệ tử” của thầy giáo Khải đã mang về 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng ở các kỳ thi Olympic toán học quốc tế, một thành tích mà cho đến bây giờ vẫn chỉ là giấc mơ đẹp!
Áp lực dạy chuyên
Có vẻ với thầy Khải, dạy chuyên toán thật nhẹ nhàng. Kỳ thực có những bài toán khó, thầy Khải cũng phải lao tâm khổ tứ, dành thời gian dài suy nghĩ những phương án giải quyết khác nhau. Cũng bởi do thầy Khải thông minh nên chuyện khó hóa dễ và đó được xem là phong cách của thầy dạy giáo chuyên toán biết làm thơ, mê đá bóng và còn nhiều thứ nữa.
Gần đây, chúng tôi có dịp làm quen nhiều giáo viên dạy chuyên ở Quốc Học và được biết, áp lực là rất lớn. Do đòi hỏi phải có thành quả trong dạy và thi nên việc thiết kế bài giảng cho học sinh chuyên của giáo viên mất khá nhiều thời gian, cần mở rộng các vấn đề phù hợp với trình độ, nhất là những giáo viên được chọn vào dạy đội tuyển, đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ, tin học để dịch các tài liệu nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để dạy 1 tiết học trên lớp, giáo viên dạy chuyên có khi phải mất 3 - 4 ngày soạn giáo án.
Học sinh ở trường chuyên thường thông minh, cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực của thời đại công nghệ, nếu giáo viên không nhanh nhạy, đổi mới phương pháp trong truyền đạt kiến thức sẽ gặp khó trong giảng dạy. Thầy giáo Lê Quốc Anh chia sẻ: “Những năm đầu mới đứng lớp, tôi khá chật vật. Nhiều em sử dụng thành thạo vi tính và ngoại ngữ để cập nhật thông tin, mở rộng kiến thức. Chúng tôi vừa dạy, vừa nâng cao trình độ, nhất là khi các em lọt vào các giải quốc gia, quốc tế”.
Bài, ảnh: Huế Thu
Kỳ II: Trân quý gắn với đãi ngộ
相关文章
Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
Sáng ngày 17/7, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã2025-01-27- Theo đó, 4 trường hợp ở Hà Nội nhiễm Covid-19 gồm: 1.N.H.N, nữ, 26 tuổi, địa chỉ tại 125 Trúc Bạch,2025-01-27
- Ngành thép cần tập trung vào những sản phẩm thép đặc thù để phát triển. Công nghệ lạc hậu, giá thàn2025-01-27
Xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh cùng đồng phạm
Hội đồng xét xử khai mạc phiên tòa.Ảnh:Quốc Khánh/TTXVN2025-01-27Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
Các nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ đầu tư công năm 2025 Nhà đầu tư không nên mua đuổi cổ phiếu ng2025-01-274 nguyên tắc ‘chuẩn’ làm nên chất lượng sữa Cô Gái Hà Lan
Thực tế chứng minh sữa chất lượng cao, bổ dưỡng đến từ đàn bò sữa được chăm sóc chu đáo, được yêu th2025-01-27
最新评论