当前位置:首页 > World Cup

【xem kq】Phòng vệ thương mại: Bảo vệ hàng hóa xuất khẩu và nền sản xuất nội địa

mia duong

Bộ Công thương đang tiến hành điều tra nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường trong nước. Ảnh: TL

Khởi xướng điều tra,òngvệthươngmạiBảovệhànghóaxuấtkhẩuvànềnsảnxuấtnộiđịxem kq áp dụng phòng vệ thương mại 8 vụ việc năm 2020

Trước sự đổ bộ ngày càng nhiều của hàng hóa ngoại nhập, cạnh tranh không lành mạnh với hàng sản xuất nội địa, nước ta đã và đang ngày càng có nhiều biện pháp và hàng rào hữu hiệu để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), đến nay, Việt Nam đã điều tra 22 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm thanh định hình, ván gỗ, sợi, đường…

Đặc biệt, chỉ tính riêng trong năm 2020, nước ta đã khởi xướng điều tra hoặc áp dụng biện pháp PVTM với 8 vụ việc. Trong đó, hiện chúng ta đang điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm đường lỏng HFCS và điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.

Nói thêm về câu chuyện này có thể thấy, trong một thời gian dài, nhiều loại đường lậu tràn vào Việt Nam không được kiểm soát tốt, cùng với việc hiệp định ATIGA có hiệu lực. Thêm vào đó, đường mía nhập khẩu từ Thái Lan bị bán phá giá vào Việt Nam...đã làm cho ngành mía đường trong nước khó khăn, giá mía tụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu. Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đang tiến hành điều tra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành mía đường trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài. Chỉ có giải pháp như vậy mới có thể "cứu" được ngành mía đường Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp PVTM cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ nền sản xuất nội địa đã góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, giúp nhiều doanh nghiệp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, ổn định sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong năm 2021, công tác điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.

Vươn cánh tay bảo vệ hàng Việt tại các thị trường xuất khẩu

Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đến nay, Bộ Công thương đã xây dựng được một hệ thống công cụ phòng và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp PVTM... Trong đó, đáng chú ý, cục đã xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại và danh mục cập nhật hàng hóa cảnh báo sớm; thông qua đó “gọi mặt chỉ tên” những mặt hàng tăng cao đột biến về kim ngạch xuất khẩu, sự trùng khớp giữa các mặt hàng xuất khẩu tăng đột biến và các mặt hàng đang chịu áp thuế tại các nước.

“Chúng ta đã đưa ra được danh sách cảnh báo những mặt hàng có nguy cơ bị áp dụng biện pháp lẩn tránh PVTM ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada và phân loại theo 4 mức độ đối với rất nhiều mặt hàng như gỗ dán, đá nhân tạo, giá để đồ bằng sắt, thép chống ăn mòn, vành thép không gỉ, thép tấm cán nóng, sản phẩm đúc bằng gang, xơ sợi tổng hợp…” - ông Dũng phân tích.

Theo thống kê, trong năm 2020, số lượng vụ việc PVTM với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gia tăng đột biến và đạt mức kỷ lục là 39 vụ việc so với 16 vụ của năm 2019. Điều này đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, cảnh báo của Bộ Công thương cho thấy, có nhiều thị trường nhập khẩu có quan điểm cho rằng, hàng hóa Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ các nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM và không tạo thêm giá trị gia tăng đáng kể tại Việt Nam. Đây cũng là lý do khiến số lượng các vụ việc chống lẩn tránh đối với hàng hóa của Việt Nam ngày càng tăng nhanh và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia khuyến cáo cơ quan quản lý cần tăng cường phát huy hệ thống cảnh báo sớm, để qua đó các doanh nghiệp nắm được thông tin, chủ động có kế hoạch điều chỉnh cũng như tham gia ứng phó các vụ việc./.

Tố Uyên

分享到: