【giải bóng đá nữ úc】“Thế giới” của hoài niệm

Báo Cà Mau(CMO) Tại Hội chợ Mua sắm và Ẩm thực hàng Việt Nam - Thái Lan (địa điểm tại Quảng trường Thanh niên, đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP Cà Mau), trong hơn 450 gian hàng bày bán các sản phẩm, có một gian hàng riêng biệt bày bán các sản phẩm đồ cổ, giả cổ, thu hút những người có thú vui và niềm đam mê săn tìm những món đồ này.

Đó  là gian hàng của vợ chồng chị Nguyễn Kim Yến và anh Huỳnh Văn Tuấn (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Đến đây du khách không chỉ thoả mãn với thú vui cổ ngoạn của mình mà còn tìm về với lịch sử, những nét văn hoá xưa qua các thời kỳ. Có mặt tại gian hàng, mới thấy hết những hoài niệm qua những đồ vật cổ xưa được trưng bày ngay ngắn. Hơn 10 năm qua, khắp mọi miền đất nước, mỗi khi có sự kiện, hội chợ… gian hàng của anh Tuấn đều góp mặt để trưng bày, giới thiệu; bên cạnh đó, anh Tuấn còn trao đổi đồ cổ để người đam mê có dịp tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn về đồ cổ.

Nhờ đam mê tiền giấy mà anh Huỳnh Văn Tuấn đã trở thành ông chủ trong lĩnh vực đồ cổ, đồ giả cổ.

Điểm nhấn gian hàng của anh Tuấn là những tờ tiền xưa, được nhiều người đến mua và chiêm ngưỡng. Anh chia sẻ: “Hơn 20 năm trước tôi có thú vui sưu tầm tiền giấy qua các thời kỳ như tiền Đông Dương (thời Pháp), rồi đến tiền ở thời bình. Loại tiền cổ nhất ở đây tôi có là tiền bộ lư (có 4, 3, 2 chữ ký)… Tiền giấy đối với tôi thật sự cuốn hút”.

Tại gian hàng, món đồ đắt nhất là chiếc đồng hồ Nhật (8 răng) có giá khoảng 25 triệu đồng, tiếp đến là máy bông bí loa kèn (máy hát đĩa) có giá khoảng 15 triệu đồng, 2 đồ vật này vẫn còn sử dụng được và hoạt động tốt. Ngoài ra, còn rất nhiều món đồ khi du khách nhìn vào sẽ thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp xưa cũ tiềm ẩn bên trong chúng.

Anh Huỳnh Văn Tuấn (bên trái) giới thiệu về nguồn gốc, giá trị những món đồ cổ của mình.

Anh Võ Văn Út (xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời) đến với hội chợ, ghé qua gian hàng đồ cổ để sưu tầm thêm một số vật dụng mà thời gian qua anh chưa sưu tầm được. Chỉ tính riêng đồ đồng, đồ gốm, anh Út trước đây mua vài chục triệu đồng để trưng bày trong nhà. Anh Út cho biết: “Tôi từng ghé nhiều gian hàng đồ cổ, biết được giá trị của các món đồ. Nhìn chung gian hàng này khá phong phú và đa dạng, tôi chọn mua được một số vật dụng thời chiến tranh để trang trí thêm trong gia đình”.

Không gian trưng bày đồ cổ gợi lên nhiều kỷ niệm cho những ai có niềm đam mê với thú vui cổ ngoạn.

Dự kiến kết thúc chương trình trưng bày tại hội chợ ở Cà Mau (ngày 15/5), vợ chồng anh Tuấn sẽ đến với hội chợ ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Mong muốn của vợ chồng anh Tuấn là chia sẻ thú vui của mình đến với những người cùng đam mê, qua đó giúp thú chơi cổ ngoạn ngày càng được gìn giữ và phát huy.

Chị Lê Thuý Hằng, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời thích thú với những đồ vật bằng đồng giả cổ.

 

Nhật Minh thực hiện