Theườitiêudùngthắcmắcvềdấulạtrênsảnphẩtỷ số trậno mô tả của bạn đọc Lê Hạnh, đầu tháng 9 vừa qua, có mua một chiếc điện thoại iPhone 6 - thương hiệu nổi tiếng của hãng Apple tại cửa hàng điện thoại trên phố Giảng Võ (Hà Nội) với giá gần 17 triệu đồng. Chưa kịp mừng vì được sở hữu chiếc điện thoại mới, người tiêu dùng liên tục bị các bạn nói rằng đó là sản phẩm "không giống ai" vì dấu mặt sau của chiếc điện thoại này khác lạ so với các sản phẩm iPhone thường thấy.
Theo bạn đọc Lê Hạnh: các sản phẩm iPhone khác mặt sau đều là dấu FC, vì sao sản phẩm này lại có dấu CE, phải chăng đây là sản phẩm giả, hàng xách tay không đảm bảo chất lượng? Nhóm bạn cứ nói đó là hàng xách tay, không chuẩn chất lượng, nhái mẫu mac của Apple nên mới như vậy.
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia của F.Studio by FPT - chuỗi cửa hàng được uỷ quyền chính thức của Apple tại Việt Nam, đã trả lời về vấn đề này. Theo đó, dấu CE là từ viết ngắn gọn của Conformité Européene - ký hiệu bắt buộc phải có trên những sản phẩm muốn được bán tại Liên minh Châu Âu.
Cụ thể hơn, khi một thiết bị có ký hiệu CE trên máy, nó đã đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu quy định để có thể bắt đầu bán tại các nước thành viên EU. Ngoài ra, với chứng chỉ CE, những đồ điện tử sẽ dễ dàng được vận chuyển, trao đổi và buôn bán qua lại giữa các nước trong EU.
Trước chữ CE có 4 chữ số là 0682: Cho biết nhà sản xuất đã có một cơ quan chức năng đảm bảo sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn CE (được phép bán ở châu Âu). Trong trường hợp của iPhone, 0682 là mã sỗ của Cetecom ICT Services, một công ty được ủy nhiệm bởi Đức để đánh giá các sản phẩm theo quy định CE.
Còn đối với sản phẩm thường thấy có FC - từ viết ngắn gọn của Federal Communications Commission. Thực ra là FCC mới chính xác nhưng chữ C thứ 3 nằm trong chữ C thứ 2, đây là chứng chỉ được cấp bởi Uỷ ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Communications Commission).
Ý nghĩa của từ này cho biết thiết bị của bạn không phát ra mức sóng radio quá cao - có thể gây hại cho cơ thể con người và gây nhiễu loạn những đồ điện tử khác. Để có thể bán ra ngoài thị trường (hay được thương mại hoá), tất cả những thiết bị phát ra sóng vô tuyến phải đáp ứng các yêu cầu từ FCC.
Quy định của FCC phân chia các thiết bị phát sóng thành hai nhóm như sau:
Nhóm A bao gồm những máy sử dụng trong công nghiệp, hoạt động kinh doanh được thiết kế để sử dụng tại những vùng ngoài khu vực dân cư.
Nhóm B gồm tất cả những máy phổ biến có khả năng phát sóng như máy tính cá nhân, smartphone, tablet, máy in,...
Hồng Anh