Giá gas hôm nay 30/10 vì sao tiếp tục giảm?ágashômnayTrongnướcđảochiềutăngthếgiớitiếptụcgiảnhan dinh indonesia Giá gas hôm nay 31/10: Diễn biến không ngờ tới tại thị trường khí đốt châu Âu |
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương mức tăng 20.000 đồng bình gas 12kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg thương hiệu này là 425.000 đồng.
Giá gas hôm nay 1/11: Trong nước đảo chiều tăng; thế giới tiếp tục giảm |
Trong khi đó, Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ tăng 1.750 đồng/kg, tương đương mức tăng 21.000 đồng bình 12kg và 78.750 đồng với bình 45kg so với tháng 10.
Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của thương hiệu City Petro cũng tăng 21.000 đồng bình 12kg và bình 45kg tăng thêm 79.000 đồng.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 11 là 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.
Lý do giá gas trong nước tăng được đại diện Saigon Petro nêu ra là giá CP bình quân tháng 11/2022 ở mức 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng 10/2022.
Bên cạnh đó, có doanh nghiệp cho biết, do tỷ giá biến động, đồng USD tăng giá nên giá gas bán lẻ trong nước tăng thêm theo tỷ giá. Như vậy, sau 6 tháng giảm liên tiếp, giá gas trong nước tăng trở lại.
Trên thị trường thế giới, giá gas hôm nay giao dịch ở mức 6,279 USD/mmBTU, giảm 1,2% so với phiên trước.
Hiện nay, các quốc gia trên khắp châu Âu tích trữ khí đốt trước mùa Đông khi nguồn cung cấp đường ống dẫn khí đốt của Nga đã cạn kiệt.
Trong các nước châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.
Tuy nhiên ở Đức, các hộ gia đình ở đây vẫn đang phải trả gấp đôi cho hợp đồng khí đốt trung bình hàng năm từ nhà cung cấp của họ so với một năm trước, trước khi xảy ra cuộc xung giữa Nga và Ukraina đã làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt và đẩy giá lên cao hơn.
Trong báo cáo cuối cùng của mình, Ủy ban cho biết Đức nên giới hạn giá khí đốt ở mức 12 euro/kilowatt giờ (kWh) cho 80% mức tiêu thụ cơ bản của các hộ gia đình từ tháng 3/2023 cho đến ít nhất là cuối tháng 4/2024.
So với mức giá trung bình vào tháng 10 là 18,6 cent/kWh, và có thể tiết kiệm cho một hộ gia đình trung bình với mức tiêu thụ 20.000 kWh hàng năm vào khoảng 1.056 euro.
Ủy ban chuyên gia về khí đốt của Đức hôm thứ Hai đã trình bày đề xuất với chính phủ về mức trần giá khí đốt ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu để giúp người dân đối phó với giá năng lượng tăng cao và khuyến khích các công ty ở lại trong nước và duy trì việc làm.