当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ lệ bóng đá hạng 2 đức】Đề suất sửa đổi quy định để thúc đẩy công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô

【tỷ lệ bóng đá hạng 2 đức】Đề suất sửa đổi quy định để thúc đẩy công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô

2025-01-10 00:39:39 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

TheĐềsuấtsửađổiquyđịnhđểthúcđẩycôngnghệsảnxuấtlắprápôtôtỷ lệ bóng đá hạng 2 đứco đó, Bộ KH&CN đề xuất bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành. Cụ thể là Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1.10.2004 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô. Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11.5.2005 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN. Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12.3.2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11.5.2005 của Bộ trưởng Bộ KH-CN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN.

Về sự cần thiết phải ban hành Thông tư, Bộ KH&CN cho biết, để thực hiện Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020", Bộ KH&CN đã ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô tại Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Mục tiêu của việc ban hành phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sau thời gian dài triển khai, hiện nay, nội dung các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô đã không còn phù hợp với thực tiễn. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam (trong nước và FDI) hiện đang áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô theo cách tính tỷ lệ phần trăm giá trị của linh kiện, phụ tùng so với tổng giá trị của toàn xe như cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN, bảo đảm tính khách quan và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ô tô toàn cầu.

Do đó, việc thay đổi quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô là thực sự cần thiết, phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong nước và phù hợp với cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN.

Bộ KH&CN cũng cho hay, việc quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu tại các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành (Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN, Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN) nhằm phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Việc quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu tại Quyết định số 28/2002/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BHCN được quy định như sau: Thân vỏ ô tô (đối với ôtô con, xe du lịch), ô tô khách cỡ nhỏ (xe minibus), ô tô khách (xe bus), ca bin (đối với ô tô tải): Rời tối thiểu thành 06 cụm chính, chưa sơn tĩnh điện bao gồm cụm nóc, cụm sàn, cụm sườn trái, cụm sườn phải, cụm trước, cụm sau và các mảng liên kết (nếu có); 

Khung ô tô: Đã liên kết với nhau và chưa sơn tĩnh điện. Đối với khung ô tô có chiều dài từ 3,7m trở lên, được phép sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu; Động cơ: Hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số; Hệ thống truyền động: Đã hoặc chưa lắp cùng với hệ thống phanh;

Hệ thống điện, đèn và tiện nghi: Hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi của ô tô để rời khỏi thân vỏ, cabin ô tô; Thùng của ô tô tải: Sàn thùng xe, thành phải thùng xe, thành trái thùng xe, thành sau thùng xe và thành trước thùng của ô tô tải để rời chưa sơn và sàn thùng xe chưa được gắn với hệ thống khung phụ khi nhập khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện, các quy định nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô.

Ảnh minh họa

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读