【kết quả tỷ số dortmund】Cơ hội để ngành tôm Cà Mau phát triển

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:36:47

Báo Cà MauTheo kế hoạch, từ ngày 20-22/3 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau (Phường 1, TP Cà Mau) sẽ diễn ra Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”.

Sự kiện trên do UBND tỉnh Cà Mau, Hội Thuỷ sản Việt Nam phối hợp với Cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam cùng nhiều đơn vị khác tổ chức.

Cà Mau có 6.800 ha nuôi tôm siêu thâm canh đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển.

Hơn 2 thập kỷ qua, ngành tôm luôn giữ vai trò tiên phong trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, tương đương 3,5-4 tỷ USD.

Năm 2023, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang khoảng 100 thị trường, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời, Việt Nam nằm trong top 4 thế giới về xuất khẩu tôm, cùng với các nước: Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 303.320 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 278.365 ha. Năng suất tôm nuôi bình quân ước đạt 837 kg/ha/năm, tổng sản lượng tôm ước đạt 242.810 tấn.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống ở Cà Mau chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Năm 2023, Cà Mau tiêu thụ ước khoảng 42.400 triệu con. Trong đó, sản xuất ước đạt 21.050 triệu con tôm sú và thẻ chân trắng, chiếm 49,65%; phải nhập ngoài tỉnh ước 21.350 triệu con, chiếm 50,35%.

Khu sản xuất tôm giống của Tập đoàn Việt - Úc (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng ngàn triệu con tôm giống chất lượng cao.

Để ngành nuôi tôm phát triển, năm 2024 Cà Mau phấn đấu giữ ổn định diện tích nuôi tôm (khoảng 280.000 ha), phát triển loại hình nuôi tôm phù hợp với từng vùng sinh thái để ứng dụng khoa học công nghệ mới và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Cụ thể, giữ vững diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 6.800 ha; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 187.000 ha; sản lượng tôm đạt 243.000 tấn. Đồng thời, xây dựng nuôi tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2, 3 giai đoạn, tôm - lúa, tôm - rừng, nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ...

Cà Mau ưu tiên phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2, 3 giai đoạn, tôm - lúa, tôm - rừng, nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ... theo hướng bền vững. Ảnh: Mô hình vụ lúa - vụ tôm càng trên đồng đất Thới Bình.

Với mong muốn tiếp tục đưa con tôm Việt Nam đến với nhiều thị trường mới, khẳng định vị thế, thương hiệu trên bản đồ ngành công nghiệp tôm toàn cầu, Ban Tổ chức VietShrimp 2024 hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của hàng triệu người nuôi tôm, các trang trại, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước, quốc tế; các sở, ban ngành, cơ quan thông tấn báo chí cũng như khách tham quan.

VietShrimp 2024 dự kiến sẽ có khoảng 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong tất cả lĩnh vực liên quan đến ngành thuỷ sản nói chung và ngành tôm nói riêng.

Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có các phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia và chia sẻ thông tin hữu ích của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp tâm huyết với ngành tôm Việt Nam.

Dây chuyền chế biến tôm tự động tại Công ty MINH HAI JOSTOCO Cà Mau.

Theo nhận định của Ban Tổ chức VietShrimp 2024, năm nay, những khó khăn, thách thức của ngành tôm vẫn chưa hết. Tuy nhiên, điều này có lẽ chỉ xảy ra ngắn hạn, bởi dự báo sự phát triển của ngành tôm vẫn rất khả quan, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2024. Để nhanh chóng vượt qua những thách thức trước mắt và phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các địa phương cùng vào cuộc tháo gỡ, nhằm nhanh chóng tận dụng tốt những cơ hội mới. Trong đó, quan trọng nhất là đồng hành cùng người nuôi tôm, giữ vững các đầm tôm để đảm bảo được đà xuất khẩu.

Sự kiện VietShrimp 2024 tổ chức tại Cà Mau là diễn đàn lớn để “4 nhà”: Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà kinh doanh - Nhà nông cùng ngồi lại để tìm giải pháp hữu hiệu nhất đưa ngành tôm Việt Nam nói chung, ngành tôm Cà Mau nói riêng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, đồng thời hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững cho con tôm Việt Nam vươn tầm thế giới./.

 

Huỳnh Lâm

顶: 44踩: 9184