您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bóng đá kết quả cúp anh】Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vẫn tiềm ẩn hiện tượng dạy thêm học thêm miễn cưỡng 正文

【bóng đá kết quả cúp anh】Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vẫn tiềm ẩn hiện tượng dạy thêm học thêm miễn cưỡng

时间:2025-01-11 08:43:53 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 16/11. Ảnh: quochoi.vnBộ trưởng Bộ Giáo bóng đá kết quả cúp anh

dạy thêm,ộtrưởngPhùngXuânNhạVẫntiềmẩnhiệntượngdạythêmhọcthêmmiễncưỡ<strong>bóng đá kết quả cúp anh</strong> học thêm

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 16/11. Ảnh: quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói như vậy khi trả lời chất vấn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội về vấn đề bất cập trong đào tạo sinh viên sáng 16/11.

>> Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề án giáo dục Ngoại ngữ không đạt mục tiêu

Học Harvad ra trường cũng có thất nghiệp

ĐB Hồ Thị Minh (Quảng Trị) đặt câu hỏi: 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp không có việc làm, trong khi địa phương đang có trường trung cấp, cao đẳng vẫn đào tạo nhờ ngân sách. Bộ trưởng cho biết giải pháp gì để tránh lãng phí kinh phí và nguồn lực được đào tạo, có nên duy trì cách thức đào tạo hiện nay?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Khi nhận nhiệm vụ này, tôi rất trăn trở, bởi vì sứ mạng của các trường đại học là đào tạo ra phải có việc làm. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào tốt nghiệp ra đều có việc làm, ngay cả Harvard cũng vậy, cũng phải có một thời gian để tiếp cận thực tiễn, đào tạo bổ sung mới thích ứng với điều kiện thị trường lao động”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nội dung kiến thức, kỹ năng ở nhà trường hết sức quan trọng. Nếu như phải đào tạo lại, thì không chỉ rất lãng phí về tiền bạc, thời gian, mà còn rất nguy hiểm, bởi vì trước đó sinh viên được đào tạo những kiến thức không có ích, đến giờ mới được học những thứ có ích. “Đây là khó khăn với sinh viên và chúng tôi rất ý thức với điều đó”, Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết thêm, hiện nay, có khoảng 300 nghìn sinh viên đại học ra trường hàng năm. Theo thống kê các trường đại học báo cáo thì khoảng 80% là có việc làm. Như vậy, mỗi một năm đã thất nghiệp 60 nghìn em, chỉ cần 5 năm là 300 nghìn, đây là con số rất lớn.

“Cũng phải nhìn kỹ vào số sinh viên có việc làm ngay hay sau khi tốt nghiệp rơi vào các nhóm trường top trên, có bề dày; còn phần lớn sinh viên chưa có việc làm hoặc thất nghiệp lâu rơi vào những trường chất lượng yếu và mới thành lập. Đây là vấn đề đặt ra, chúng tôi đang cố gắng sửa”, Bộ trưởng Nhạ nói.

“Xưa nay, ta quan tâm quá nhiều đầu vào, nhưng quan trọng hơn là cần chú trọng đào tạo và đầu ra... Sắp tới, trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng hoặc có việc làm không cao thì sẽ hạn chế những trường này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Nhận trách nhiệm về bất cập trong học thêm, dạy thêm

Dạy thêm, học thêm là vấn đề được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm và điều này liên tục được đại biểu đăng ký tranh luận vì chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Trả lời chất vấn của ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận đây là vấn đề bức xúc trong xã hội từ lâu. Học thêm, dạy thêm là tự thân, nên chỉ tránh dạy thêm tràn lan không đúng mục tiêu. Thời gian qua, Bộ cũng có các hướng dẫn, chỉ thị để “nắn” việc này đúng hướng. Vấn đề dạy thêm, học thêm đến nay có xu hướng đi vào ổn định, nhưng luôn tiềm ẩn hiện tượng dạy thêm học thêm miễn cưỡng.

“Bộ sẽ sát sao, cùng địa phương, nhất là Sở GD&ĐT tăng cường giám sát mạnh hơn vì bản thân Bộ GD-ĐT không thể đi đến từng thầy cô được, nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm biến tướng”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT còn cho rằng, quan trọng hơn là phải chỉnh lại chương trình dạy học cho gọn nhẹ. Sách giáo khoa đang được rà soát bỏ bớt nội dung không phù hợp, không cần thiết, trùng lặp để nhẹ hơn, hợp lý hơn.

Tuy vậy, câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn chưa “xoa dịu” được sự lo lắng của nhiều đại biểu về thực trạng này.

ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) tranh luận: Về vấn đề học thêm, dạy thêm, cử tri cho rằng, một số giáo viên dạy thêm mang tính vụ lợi. Đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì với vấn đề này và trách nhiệm của Bộ trưởng?

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. HCM) cũng thẳng thắn: “Tôi cảm thấy Bộ trưởng trả lời chưa thoả đáng. Bộ trưởng nói không cấm dạy thêm, học thêm là tôi không đồng ý. Theo tôi, không được cấm dạy và học thêm chính đáng của giáo viên và học sinh, nhưng cấm lợi dụng để bắt ép học sinh học, gây bức xúc trong xã hội".

Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh lấy ví dụ: Thực tế có việc giáo viên không dạy hết nội dung chính khoá ở lớp để về nhà dạy thêm; hay kiểm tra 15 phút trên lớp toàn đem nội dung dạy thêm ra kiểm tra. "Tôi nhận được phụ huynh phản ánh nhiều và bức xúc. Do vậy, cần có giải pháp, nên cấm trường hợp nào và không cấm trường hợp nào để tránh bức xúc, gánh nặng cho xã hội”, ĐB nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân trần: “Thực ra sự diễn đạt của tôi chưa rõ chứ còn nội dung tôi đã trình bày hoàn toàn nhất trí với quan điểm của đại biểu Quyết Tâm là cấm tràn lan không đúng, đúng như đại biểu đã nêu và những trường hợp học hợp lý đấy là nhu cầu tự thân. Còn trách nhiệm của Bộ trưởng hay các Vụ, Cục là tôi cũng đã nhận trách nhiệm rồi. Thời gian vừa rồi có để ý đến, có chỉ đạo, nhưng cần phải sâu sát thêm, thiết thực hơn với các địa phương, thậm chí cấp sở, các trường, để chúng ta chấn chỉnh một cách có hiệu lực, hiệu quả”./.

Duy Thái