【kèo nh】Doanh nghiệp cần làm gì trước tình trạng cước vận tải biển tăng cao?

 人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:59

Theệpcầnlàmgìtrướctìnhtrạngcướcvậntảibiểntăkèo nho bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Công ty Chánh Thu (Bến Tre), giá cước tàu biển tăng mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là trong tháng 5, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Theo đó, trung bình một container xuất đi Mỹ khoảng 6.000 - 7.000 USD, tăng gấp đôi so với trước đó.

Không chỉ xuất hàng sang Mỹ, theo giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, giá cước tàu biển từ Việt Nam đi châu Âu trên dưới 4.000 - 5.000 USD/container, tăng gấp 2 - 3 lần so với cuối năm ngoái. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng tăng, dao động từ 1.000 - 2.000 USD/container. Cũng theo vị này, giá cước tàu biển nhiều lần tăng cao rồi hạ nhiệt dần, rồi lại tăng mạnh khiến doanh nghiệp gặp khó vì chi phí xuất khẩu tăng mạnh và bị động trong việc đàm phán giá với đối tác nhập khẩu.

Theo ông Trần Hữu Hậu - Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam, lo ngại nhất đối với doanh nghiệp là không biết giá cước vận tải sắp tới như thế nào. Nếu cứ tăng kéo dài thì với các đơn hàng tiếp theo chắc chắn người mua sẽ đặt vấn đề chia sẻ chi phí vận chuyển tăng thêm. "Vì vậy, đề nghị các hãng tàu cần minh bạch, thông tin sớm vấn đề liên quan để doanh nghiệp cùng nắm, từ đó có kế hoạch ứng phó, giảm thiểu thiệt hại", ông Hậu nêu rõ.

Không chỉ các chủ hàng, nhiều doanh nghiệp logistics như ngồi trên đống lửa khi giá cước tăng cao, đặt tàu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo các doanh nghiệp, Trung Quốc đang hút lượng lớn container rỗng, phục vụ hàng xuất khẩu sang Mỹ trước 1-8, thời điểm Mỹ sẽ áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Tổng giám đốc Blue Sea Transportation (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, doanh nghiệp "hãy quên đi" việc đặt lịch tàu trong tháng 7 vì rất khó. Chẳng hạn, Blue Sea đang có lịch 50 container hàng chuyển từ Bangkok - Việt Nam nhưng chỉ đặt được 5 container. Đến tháng 8 mới đặt được tiếp 5 - 10 container chứ không dễ dàng như trước đây. Thay vì đặt lịch tàu một tháng, nay doanh nghiệp phải căng thẳng để nhận báo giá theo từng tuần của hãng tàu.

"Các chủ hàng đang rất khó khăn khi cước tàu đi Mỹ tăng mạnh. Nếu muốn đi gấp, chủ hàng chấp nhận trả chi phí cao hơn để có suất đặt container hàng. Đặc biệt, tùy theo từng tuyến nhưng đặt lịch tàu đi liền trong tuần sau là không có, ít nhất phải lên lịch chuyển hàng một tháng trở lên", ông Tuấn nói.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết việc ách tắc tại cảng khiến doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép. Ngoài chịu mức cước tăng cao, có trường hợp hãng tàu đơn phương áp thêm mức phí khá cao lên doanh nghiệp vì hàng đã đưa lên tàu nhưng chưa rời cảng như dự kiến vì bị ách tắc. 

Không chỉ giá cước vận tải biển tăng cao, theo đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm đi Mỹ và châu Âu, việc đặt tàu đang khá khó khăn bởi hàng tới cảng nhưng không đủ tàu nên có khi phải chờ trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần mới được xuất đi, làm trễ việc giao hàng và doanh nghiệp chịu thêm các chi phí phát sinh vì lưu hàng tại cảng.

Ảnh minh họa

顶: 26747踩: 934