Tuy nhiên,ánkinhphíthựchiệnnhiệmvụkhoahọcTựchủphảigắnvớitráchnhiệlich thi đấu bóng đá đức cùng với việc giao quyền tự chủ cao, Nhà nước cũng đòi hỏi các nhà khoa học phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí KHCN.
Hoàn trả 100% kinh phí nếu không hoàn thành nhiệm vụ
Trên thực thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu dở dang, gây lãng phí không ít tiền của đất nước. Trước thực trạng hàng loạt đề tài nghiên cứu lâm nghiệp dang dở, TS Vũ Tiến Thịnh, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã phải đặt câu hỏi: Hiện mới chỉ 8 - 10% số nghiên cứu được đưa ra ứng dụng thời gian qua, vậy hơn 90% nghiên cứu còn lại đang nằm ở đâu? Nên chăng cần phải rà soát lại để “lôi” các nghiên cứu này ra nghiên cứu tiếp, chứ không thể bỏ dở vô cùng lãng phí.
Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 27 đã đưa ra chế tài xử lý đối với các nhiệm vụ KHCN không hoàn thành. Cụ thể, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài phải hoàn trả tối thiểu 30% tổng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) đã sử dụng hoặc 100% tổng kinh phí NSNN đã sử dụng nếu cơ quan có trách nhiệm xác định được lỗi chủ quan của nhà khoa học dẫn đến không hoàn thành.
Bên cạnh các chế tài về hoàn trả kinh phí, Thông tư 27 cũng quy định về các chế tài về quyền được tham gia các nhiệm vụ KHCN tiếp theo. Theo đó, tổ chức chủ trì chưa thực hiện hoàn trả NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ thì không được quyền tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ có sử dụng NSNN. Cá nhân chủ nhiệm không được quyền tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN khi chưa thực hiện trách nhiệm hoàn trả NSNN trong vòng 3 năm, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về nhiệm vụ không hoàn thành.
Quy định trên góp phần giúp tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KHCN. Bởi vì nếu không hoàn thành và không thực hiện các chế tài về tài chính, họ sẽ không được quyền tham gia đăng ký tuyển chọn, xét giao nhiệm vụ KHCN các năm tiếp theo, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức chủ trì cũng như uy tín của nhà khoa học.
Không vì được tự chủ mà coi nhẹ trách nhiệm
Trao đổi về trách nhiệm của người làm khoa học, PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Nhà nước đã trao quyền tự chủ cao cho các nhà khoa học, nhưng cũng đòi hỏi các nhà khoa học, các tổ chức KHCN phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí NSNN.
“Việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải nghiêm túc, công tâm, không vì việc được giao quyền tự chủ mà coi nhẹ trách nhiệm. Khi đó, nhiệm vụ KHCN cần phải được tuyển chọn, đặt hàng theo đúng quy trình, đảm bảo sự cạnh tranh, công khai, minh bạch; được tổ chức thực hiện nghiêm túc, sát với yêu cầu đặt ra; được nghiệm thu, đánh giá một cách khoa học, công tâm, khách quan”, ông Giang nhấn mạnh.
Cũng theo ông Giang, để làm được những điều này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các hội đồng KHCN; nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN, trách nhiệm của nhà khoa học trong quá trình quản lý sử dụng kinh phí NSNN, đảm bảo đúng mục đích và mục tiêu.
Quan trọng là ngay từ khâu đăng ký, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, yêu cầu các nhà khoa học phải định lượng và đăng ký sản phẩm khoa học cụ thể, rõ ràng, mô tả đầy đủ, chi tiết về sản phẩm, chất lượng, tính năng, địa chỉ ứng dụng, tác dụng của sản phẩm. Việc xây dựng dự toán kinh phí phải căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành, sát với yêu cầu công việc, hạn chế các tiêu cực trong việc đẩy cao dự toán so với nhu cầu chi tiêu cần thiết.
Ông Giang cũng cho biết thêm, việc lượng hóa chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm của nhiệm vụ để đáp ứng điều kiện được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng là thách thức lớn đối với các nhà khoa học và hội đồng tư vấn tuyển chọn. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học cần căn cứ vào các điều kiện để xác định nhiệm vụ KHCN được khoán chi đến sản phẩm cuối cùng quy định tại Thông tư 27; đồng thời căn cứ vào đặc điểm, tính chất, đặc thù của nhiệm vụ trong từng lĩnh vực KHCN để ban hành các quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong ngành, lĩnh vực.
Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2016. |
Bùi Tư