【trực tiếp bóng đá online】Thời COVID

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:51:18

Khẩu trang và găng tay y tế trôi nổi giữa đại dương. Ảnh: Operation Mer Propre/Tuoitre

1. Ô nhiễm do tiêu thụ khẩu trang tăng mạnh

Các khuyến nghị đeo khẩu trang như một cách để làm chậm sự lây lan của COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng đột biết trong sản xuất khẩu trang dùng một lần. Thetrực tiếp bóng đá onlineo UNCTAD - cơ quan thương mại của LHQ, doanh số khẩu trang toàn cầu trong năm nay ước tính đạt khoảng 166 tỷ USD, tăng từ mức khoảng 800 triệu USD của năm 2019.

Các phương tiện truyền thông gần đây phát đi những hình ảnh và video cho thấy nhiều thợ lặn phải nhặt khẩu trang và găng tay, rác xả trên các vùng biển quanh French Riviera. Đây được xem là lời cảnh tỉnh cho nhiều người cần tập trung suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm nhựa, đồng thời nhắc nhở rằng các chính trị gia, nhà lãnh đạo và cá nhân cần giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.

2. Mối nguy hại cần chú ý

Theo dự báo, khoảng 75% khẩu trang đã sử dụng, cũng như các rác thải khác liên quan đến đại dịch, sẽ được đưa vào các bãi rác hoặc trôi nổi trên biển. Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) ước tính rằng, ngoài những thiệt hại về môi trường thì những tổn thất tài chính trong các lĩnh vực như du lịch hay nghề cá… lên tới khoảng 40 tỷ USD.

UNEP cũng cảnh báo, nếu sự gia tăng lượng lớn rác thải y tế, chủ yếu được làm từ nhựa sử dụng một lần có hại cho môi trường, không được quản lý một cách rõ ràng và chặt chẽ thì có thể gây ra những hậu quả không kiểm soát được.

Theo đó, một trong những hậu quả tiềm ẩn là các rủi ro sức khỏe cộng đồng từ khẩu trang đã sử dụng bị nhiễm bệnh, và việc tiêu huỷ khẩu trang không được kiểm soát có thể dẫn đến việc thải độc tố ra môi trường, trở thành nguồn truyền bệnh thứ cấp cho con người.

Do lo ngại những tác động thứ cấp tiềm ẩn này đối với sức khỏe và môi trường, UNEP kêu gọi các chính phủ coi việc quản lý rác thải, bao gồm cả rác thải y tế và rác thải nguy hại, là một dịch vụ công cộng thiết yếu. Theo UNEP, xử lý an toàn các loại rác thải này là một yếu tố quan trọng trong các phản ứng khẩn cấp.

Khẩu trang đã sử dụng cần được thu gom và xử lý đúng cách. Ảnh minh hoạ:Congnghiepmoitruong

3. Có thể cắt giảm 80% rác thải nhựa

Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của The Pew Charitable Trusts cho rằng, tình trạng này có thể được cải thiện trên diện rộng. 

Nghiên cứu dự báo, nếu không hành động, số lượng nhựa bị đổ vào đại dương sẽ tăng gấp 3 vào năm 2040, từ 11 đến 29 triệu tấn mỗi năm. Nhưng khoảng 80% ô nhiễm nhựa có thể được loại bỏ trong cùng khoảng thời gian đó, chỉ bằng cách thay thế các quy định không đầy đủ, thay đổi mô hình kinh doanh và đưa ra các ưu đãi để giảm sản xuất nhựa. Các biện pháp được đề xuất khác bao gồm thiết kế các sản phẩm và bao bì có thể tái chế dễ dàng hơn và mở rộng thu gom rác thải nhựa, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp.

4. Cần có sự hợp tác toàn cầu

Trong bảng phân tích tháng 7/2020 về nhựa, tính bền vững và sự phát triển, UNCTAD kết luận rằng các chính sách thương mại toàn cầu cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm nhựa.

Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định đề cập đến nhựa trong thập kỷ qua, cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng về vấn đề này, nhưng phân tích của UNCTAD chỉ ra rằng, để các chính sách thương mại thực sự hiệu quả, cần có các quy tắc toàn cầu.

“Cách mà các quốc gia sử dụng chính sách thương mại để chống ô nhiễm nhựa hầu như không được điều phối, điều này làm hạn chế hiệu quả trong các nỗ lực của họ”, bà Coke-Hamilton, giám đốc thương mại quốc tế của UNCTAD nhận định.

5. Đẩy mạnh các lựa chọn thay thế phù hợp hơn

Theo nhóm tác giả của nghiên cứu, tăng cường đầu tư và đổi mới để đạt được những tiến bộ công nghệ sẽ là việc rất cần thiết để giải quyết vấn đề này một cách toàn diện.

Hơn nữa, UNCTAD cũng kêu gọi các chính phủ thúc đẩy các sản phẩm thay thế không độc hại, có thể phân hủy sinh học hoặc dễ tái chế, như sợi tự nhiên, trấu và cao su thiên nhiên. Những sản phẩm này sẽ thân thiện với môi trường hơn và với các nước đang phát triển - nhà cung cấp chính của nhiều sản phẩm thay thế nhựa, có thể đạt thêm lợi ích khi có thêm việc làm mới cho người dân. 

Theo ông Tom Dillon, phó chủ tịch của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Pew, không có giải pháp đơn lẻ nào cho ô nhiễm nhựa trên đại dương, nhưng thông qua hành động nhanh chóng và phối hợp, chúng ta có thể kiểm soát được vấn nạn này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)

顶: 338踩: 793