游客发表

【dự đoán bóng da】Sửa đổi quy chuẩn sữa: Minh bạch thông tin cho người tiêu dùng

发帖时间:2025-01-25 23:42:51

Hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Quy chuẩn sữa được Bộ Y tế tổ chức ngày 13/4

Tại hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi,ửađổiquychuẩnsữaMinhbạchthôngtinchongườitiêudùdự đoán bóng da bổ sung quy chuẩn đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tổ chức mới đây cho thấy, cần quy định chi tiết các loại sữa nhằm đảm bảo thông tin về sản phẩm minh bạch, phản ánh đúng chất lượng sữa để người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với chi phí, tránh tình trạng hiểu nhầm cứ sữa lỏng là sữa tươi như hiện nay.

Tại dự thảo này, Bộ Y tế đưa ra định nghĩa cụ thể nhóm sữa tươi và sữa tiệt trùng với các tên gọi khác nhau, gắn với bản chất, chất lượng từng dòng sản phẩm, gồm sữa tươi nguyên chất (hoàn toàn từ sữa bò), sữa tươi (ít nhất 90% sữa nguyên chất từ động vật và nguyên liệu khác: đường, phụ gia tạo hương vị riêng cho sản phẩm), sữa tươi tách béo (thuộc nhóm sữa tươi); sữa hoàn nguyên (sữa được giảm lượng nước, sau đó bổ sung nước như ban đầu, không thêm các thành phần khác của sữa); sữa pha lại và sữa hỗn hợp (thuộc nhóm sữa tiệt trùng) là sản phẩm có thành phần sữa tươi nhưng có thể có bổ sung sữa bột khô, các chất khác như: vitamin, khoáng, chất béo, nước trái cây.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Hằng, Chuyên viên Cục An toàn thực phẩm,  sữa hoàn nguyên, sữa pha lại để chỉ các sản phẩm chế biến từ sữa bột; sữa hỗn hợp để chỉ các sản phẩm có pha giữa sữa bột và sữa tươi. Còn về khái niệm sữa tươi, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng xin ý kiến các doanh nghiệp tham dự về việc phân loại 2 loại sữa tươi ra thành sữa tươi nguyên chất (100% sữa tươi) và sữa tươi có bổ sung (có từ 90% sữa tươi, bổ sung thêm đường, dịch quả…). 

Thực tế trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng Việt đang phải bỏ tiền ra mua sữa bột hoàn nguyên mà cứ ngỡ là sữa tươi. Điều đó là do có sự không rõ ràng về khái niệm sữa tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng trong cùng một dòng sản phẩm sữa dạng lỏng.

Sữa dạng lỏng trên thị trường đang được áp dụng theo QCVN 5-1: 2010/BYT. Bên cạnh đó có các tiêu chuẩn tham chiếu là Codex Stan, TCVN 11216-2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia QCVN 5-1:2010/BYT cần phải có sự thay đổi khi trên thị trường hiện nay đã có 30% sữa nước chế biến từ sữa tươi và 70% là sữa bột pha lại. Việc thay đổi này cũng đúng với với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam là 5 năm soát xét, sửa đổi 1 lần.

Theo dự thảo sửa đổi, sữa dạng lỏng tới đây sẽ có những tên gọi sau: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Như vậy, “Sữa tiệt trùng” trong QCVN 5-1:2010/BYT sẽ được chia rõ thành 3 tên gọi : Sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Các khái niệm sẽ giải thích rõ ràng hơn nguyên liệu sản xuất sữa dạng lỏng để người tiêu dùng lựa chọn, phù hợp với thông lệ quốc tế (Codex Stan) và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11216:2015.

Sửa đổi quy chuẩn sữa: Cần minh bạch thông tin cho người tiêu dùng!Sửa đổi quy chuẩn sữa nhằm minh bạch thông tin cho người tiêu dùng

Theo quan điểm của bà Thái Hương, Chủ tịch tập đoàn TH, không thể nhập nhèm mãi khái niệm sữa được nữa, mà phải gọi đúng tên gọi, sữa tươi nguyên chất là sữa tươi 100%, còn sữa tươi có bổ sung các chất gì thì phải ghi rõ là sữa tươi có bổ sung các loại chất gì, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sữa tươi tối thiểu trong sản phẩm từ 95% trở lên. 

Ủng hộ quan điểm này, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng dứt khoát phải nói rõ sữa tươi là sữa tươi, sữa hoàn nguyên, pha lại thì cũng phải nói rõ ràng như thế.

Theo ông Nguyễn Quang Thảo - Trưởng phòng An toàn thực phẩm và công nghệ sinh học, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), cần phải điều chỉnh ngay sự không minh bạch về ghi nhãn sản phẩm. Sản phẩm công bố là sữa tiệt trùng nhưng lại là sữa hoàn nguyên gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.  

Một sự minh bạch về thông tin sản phẩm nói chung và sữa nói riêng là điều cần kíp bởi người tiêu dùng đã phải gánh chịu quá nhiều thiệt hại của sự không minh bạch về thông tin sản phẩm. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam ý kiến: “Chúng ta phải phân rõ các khái niệm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi có bổ sung một số chất khác và sữa hoàn nguyên, sữa pha lại để đảm bảo quyền được thông tin cho người tiêu dùng”. Và để làm được điều này, Bộ Y tế cần chốt ngay các khái niệm về sữa, để sớm thiết lập lại một thị trường sữa minh bạch tại Việt Nam. 

>> Thận trọng với ‘Quy chuẩn sữa’

 

Lợi ích của Seiso trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp

    热门排行

    友情链接