游客发表

【ket quả trực tuyến】Vấn đề Biển Đông trở thành "tâm điểm" tại các hội nghị của ASEAN

发帖时间:2025-01-26 01:41:32

van de bien dong tro thanh quottam diemquot tai cac hoi nghi cua asean

Quang cảnh Hội nghị

Dư luận rất chú ý đến sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại các hội nghị lần này.

Thời gian gần đây,ấnđềBiểnĐôngtrởthànhampquottâmđiểmampquottạicáchộinghịcủket quả trực tuyến các hành vi của Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông, như cải tạo bãi đá, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo nhân tạo này nhằm mở rộng quyền kiểm soát khu vực biển huyết mạch, nơi hơn 80% hàng hóa thương mại của thế giới đi qua, đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Chính vì vậy, dù không có trong chương trình nghị sự chính thức nhưng tình hình Biển Đông đã là một trong những nội dung thảo luận chính tại AMM 48, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, cho rằng những hành động này đã làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường tự kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng, đồng thời nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông cũng sẽ là trọng tâm của ARF 22 ngày 6-8. Các chuyên gia nhận định sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại các hội nghị liên quan đến ASEAN lần này chắc chắn càng gia tăng sức ép lên Trung Quốc. Đây sẽ là cơ hội để ASEAN và các nước khác bày tỏ lo ngại trực tiếp với Trung Quốc. Dự thảo Tuyên bố Chủ tịch ARF dù không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng “bày tỏ lo ngại về hoạt động lấn biển và các dự án xây dựng” trên Biển Đông. Dự thảo Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo hướng xây dựng và kiềm chế hành động đơn phương gây bất ổn trong khu vực. So với dự thảo trước, giọng điệu trong dự thảo này mạnh mẽ hơn và ngôn từ diễn đạt về các hoạt động xây dựng đảo ở vùng biển tranh chấp cũng cụ thể hơn.

Phát biểu về vấn đề đề này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông; đề nghị ASEAN cần phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và vai trò chủ đạo của Hiệp hội, thúc đẩy các bên tuân thủ các nguyên tắc chung đã được nhất trí, nhất là các nguyên tắc về kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (1982); thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là Điều 5 và đi vào thảo luận thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu quả.

Từ lâu, an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề cấp thiết đối với toàn khu vực, bởi đảm bảo hòa bình ổn định chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Trước thềm AMM 48, ASEAN và Trung Quốc đã đạt một số kết quả nhất định trong cuộc thảo luận về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và tiến tới sớm ký kết COC. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm hơn nhiều so với những diễn biến phức tạp trên thực tế ở Biển Đông. Vì khác biệt còn lớn trong quá trình đàm phán nên các bên chưa đạt tiến bộ như mong muốn. ASEAN muốn tham gia thương lượng để đẩy nhanh đàm phán COC, nhưng ý kiến này chưa được Trung Quốc nhất trí nên tới nay chưa có thời hạn cụ thể nào được đặt ra để kết thúc đàm phán, khiến quá trình này gặp nhiều khó khăn.

    热门排行

    友情链接